37 C
Hanoi
27/04/2024
Image default
Kinh tế Kinh tế Việt Nam Tin mới nhất

Nhận định của các chuyên gia xoay quanh vấn đề lãi suất và tỷ giá trong thời gian gần đây

Tỷ giá “dậy sóng” trong những ngày gần đây khi liên tục tăng cao, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tỷ giá trung tâm trong ngày 17/8 đạt 23.951 VND/USD, tăng thêm 33 đồng so với ngày hôm qua, tăng 114 đồng so với phiên đầu tuần và tăng 345 đồng so với đầu năm.

Đáng chú ý, trong phiên giao dịch ngày 15/8, NHNN đã đẩy giá bán USD tại Sở giao dịch từ 24.990 VND/USD lên 25.025 VND/USD, tương ứng mức tăng 35 đồng. Lần điều chỉnh này của NHNN đã khiến giá bán USD lên mức cao nhất từ trước tới nay. So với đầu năm, giá bán USD đã tăng thêm 245 đồng, tương đương 1%.

Nguyên nhân khiến giá USD những ngày gần đây tăng nhanh, theo ông Đinh Đức Quang (Giám đốc điều hành khối kinh doanh tiền tệ – Ngân hàng UOB VN), thị trường ghi nhận nhu cầu mua ngoại tệ tăng lên từ khách hàng cho cả các giao dịch giao ngay và kỳ hạn. Nhu cầu mua ngoại tệ giao ngay tăng lên đến từ thanh toán hàng nhập khẩu và các nhu cầu hợp pháp khác theo tính mùa vụ. Trong khi nhu cầu mua ngoại tệ kỳ hạn được thúc đẩy một phần từ giá mua kỳ hạn hiện nay rất tốt.

Đợt “sóng” tăng giá USD lần này khá bất ngờ vì nguồn ngoại tệ trong nước đang rất dồi dào. Cụ thể, từ tháng 1-7, VN ghi nhận xuất siêu lên 15,23 tỷ USD, kiều hối về TP.HCM trong 6 tháng đầu năm đạt 4,4 tỷ USD (tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái)…

Ông Quang cho rằng với lượng cung ngoại tệ hiện nay hoàn toàn có đủ điều kiện cân đối các nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường. Các biến động gần đây trên thị trường ngoại tệ là bình thường từ hoạt động mua bán, đầu tư. Với quy định biên độ giao dịch của tỷ giá USD/VND là 5% quanh mức tỷ giá trung tâm như hiện nay thì thị trường sẽ luôn có những sự thay đổi theo cung cầu ngoại tệ từng thời điểm trong kiểm soát. Ngoài ra, mức giao dịch tỷ giá USD/VND quanh 24.000 đồng/USD cũng thể hiện mức biến động dưới 2% so với mức tỷ giá từ đầu năm 2023, và đây vẫn là mức biến động thấp nhất trong mức biến động của các đồng tiền mạnh trên thế giới và khu vực so với đô la Mỹ.

Theo chuyên gia Trần Duy Phương, một trong những nguyên nhân là do Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cắt giảm lãi suất chính sách lần thứ hai trong 3 tháng, cho thấy Trung Quốc đang nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Thêm vào đó lãi suất VND liên tục đi xuống trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại tăng lãi suất cũng khiến người có tiền nhàn rỗi phân bổ một phần vào USD sau khi đáo hạn sổ tiết kiệm…

Theo Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, các yếu tố này tạo ra một phần áp lực lên tỉ giá trong nước, nhưng VND mất giá với mức độ khá nhẹ cũng sẽ hỗ trợ kích thích xuất khẩu. Điều này có thể đã nằm trong dự tính của Ngân hàng Nhà nước khi chọn thời điểm giảm lãi suất điều hành.

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình – giám đốc Economica Việt Nam – cho rằng sức ép đối với đồng Việt Nam vừa qua liên tục gia tăng trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng như ngân hàng trung ương nhiều nước vẫn kiên trì tăng lãi suất.

Còn ở trong nước, Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chính sách nới lỏng tiền tệ, bền bỉ với các biện pháp hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng kinh tế và giữ tỉ giá VND/USD ổn định nửa đầu năm.

“Với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, áp lực từ bên ngoài rất lớn. Khi USD tăng giá trị và tạo sức ép lên tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước buộc phải tăng tỷ giá trong bối cảnh nỗ lực giữ ổn định lãi suất”, ông Bình phân tích.

Ông Bình nói thêm, để hỗ trợ cho nội tệ, giữ tỷ giá ổn định, các ngân hàng trung ương có thể lựa chọn điều chỉnh lãi suất hoặc điều chỉnh giá mua, bán ngoại tệ. Còn ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đang kiên trì với mục tiêu hạ lãi suất nên buộc phải chọn nâng giá ngoại tệ.

Nhiều lo ngại cho rằng nếu áp lực tỷ giá vẫn tiếp tục tăng, việc tăng lãi suất trở lại khó tránh. Trước nhận định này, vị chuyên gia nói Ngân hàng Nhà nước đang ở “thế khó” trong điều hành. Biến động mới nhất về tỷ giá có thể khiến quá trình giảm lãi suất cho vay bị chậm lại.

Để tránh tỷ giá biến động quá lớn, theo ông Bình, Ngân hàng Nhà nước có thể tăng tỷ giá và đưa USD ra thị trường, nhưng nguồn lực ngoại tệ dự trữ là giới hạn và phải đảm bảo tiêu chí về lượng dự trữ ngoại tệ so với số tuần nhập khẩu.

“Nếu tỷ giá tiếp tục biến động và việc bán USD không đạt được kỳ vọng, sẽ phải dùng công cụ lãi suất để hỗ trợ, giúp cho đồng VND hấp dẫn hơn, hỗ trợ chặn đà tăng giá của USD”, ông Bình nói.

Còn theo TS Cấn Văn Lực – kinh tế trưởng BIDV kiêm giám đốc Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV – việc điều hành tỷ giá bám sát tình hình thị trường. Gần đây có áp lực tỷ giá nhất định do chênh lệch lãi suất USD và VND. Tuy nhiên, về cung – cầu cơ bản ổn định nên ông Lực cho rằng không cần “quá lo lắng”.

Tỷ giá sẽ cơ bản tương đối ổn định. Khả năng cao Fed chỉ tăng lãi suất 1 lần nữa từ giờ đến cuối năm”, ông Lực nói.

Ông Lực cũng cho rằng lãi suất điều hành cố gắng ở mức bình ổn, không nhất thiết hạ thêm nữa. Từ giờ đến cuối năm sẽ có những vụ M&A, mua bán cổ đông chiến lược của một số ngân hàng và doanh nghiệp lớn, sẽ tăng USD.

TS. Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng, diễn biến tỷ giá sẽ tăng vào giai đoạn cuối năm đã được dự báo từ lâu.

Động thái này xuất phát từ hai nguyên nhân, thứ nhất là chênh lệch lãi suất của Việt Nam và Mỹ không còn nhiều và thứ hai là yếu tố mùa vụ.

Với nguyên nhân thứ nhất, trong khi các nước vẫn tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát thì Việt Nam lại hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng. Điều này làm gia tăng rủi ro đảo chiều của cán cân tài khoản vốn, thay vì đầu tư vào Việt Nam các nhà đầu tư sẽ hướng tới các thị trường khác nơi có chênh lệch lãi suất cao, thậm chí dòng vốn trong nước cũng sẽ rút ra bên ngoài, tìm đến nơi có lãi suất cao.

“Chính sách tiền tệ của Việt Nam năm nay khá mạo hiểm so với thế giới. Trong khi lãi suất của Việt Nam liên tục hạ xuống và xoay quanh mức 5-6%, chỉ cao hơn lãi suất của Mỹ. Mức chênh lệch này không đủ tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đây cũng là con dao hai lưỡi khiến tỷ giá tăng cao”, ông Huân nói.

Thậm chí, khả năng đảo chiều dòng vốn và tỷ giá sẽ càng căng thẳng vào cuối năm do Fed hiện vẫn chưa có dự định hạ lãi suất và chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ nới lỏng.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến tỷ giá tăng cao là mùa vụ. Theo ông, quan sát trong quá khứ, có ba thời điểm tỷ giá Việt Nam có thể tăng.

Thứ nhất là, giai đoạn khoảng tháng 8, tháng 9 khi nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và nhu cầu nhập hàng để bán dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ trong nước tăng cao dẫn đến tỷ giá tăng trong ngắn hạn.

Chính sách tiền tệ của Việt Nam năm nay khá mạo hiểm so với thế giới. Trong khi lãi suất của Việt Nam liên tục hạ xuống và xoay quanh mức 5-6%, chỉ cao hơn lãi suất của Mỹ. Mức chênh lệch này không đủ tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đây cũng là con dao hai lưỡi khiến tỷ giá tăng cao”, ông Huân nói.

Thậm chí, khả năng đảo chiều dòng vốn và tỷ giá sẽ càng căng thẳng vào cuối năm do Fed hiện vẫn chưa có dự định hạ lãi suất và chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ nới lỏng.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến tỷ giá tăng cao là mùa vụ. Theo ông, quan sát trong quá khứ, có ba thời điểm tỷ giá Việt Nam có thể tăng.

Thứ nhất là, giai đoạn khoảng tháng 8, tháng 9 khi nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và nhu cầu nhập hàng để bán dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ trong nước tăng cao dẫn đến tỷ giá tăng trong ngắn hạn.

TS. Huân cho rằng, từ giờ đến cuối năm Ngân hàng Nhà nước cần cân nhắc rất kỹ khi điều hành chính sách tiền tệ. Nguyên nhân là do nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cũng không hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng mà lại gây căng thẳng về tỷ giá.

Một điểm nghẽn rất lớn trong chính sách tiền tệ hiện nay đó là dù lãi suất thấp nhưng doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn thì họ cũng không vay được. Như vậy, dòng vốn cũng không chảy ra nền kinh tế.

“Khi kê đơn thuốc thì liều lượng phải phù hợp bởi uống thuốc quá liều sẽ bị tác dụng phụ. Tác dụng phụ của việc hạ lãi suất sẽ là lạm phát và tỷ giá có thể quay trở lại”, ông Huân nói.

Vì vậy, cần hết sức cân nhắc trong việc giảm lãi suất điều hành và cũng không cần thiết phải tiếp tục giảm vì mức lãi suất điều hành hiện tại đã tương đối hỗ trợ và mình không nên quá nóng vội bởi cần phải có độ trễ để thực thi.

“Khi dòng vốn giá rẻ về nhiều, lãi suất cho vay sẽ giảm mạnh vào quý III, quý IV nên dù giai đoạn này NHNN có giảm lãi suất điều hành đi chăng nữa thì cũng không có tác động thêm vào hai quý tới mà sẽ tác động vào năm sau, khi đó sẽ quá trễ rồi”, ông nói.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....