21.4 C
Hanoi
18/01/2025
GiaVang.Net
Image default
Kinh nghiệm Tin mới nhất

Nếu bạn không xác thực sinh trắc học tài khoản ngân hàng?

(GVNET) – Ngày 18/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt, cụ thể như sau:

  • Nếu chuyển tiền từ dưới 10 triệu đồng/lần và tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP, không cần xác thực bằng khuôn mặt.
  • Nếu chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần thì bắt buộc phải xác thực bằng khuôn mặt.
  • Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài nghìn đồng. trường hợp không xác thực sinh trắc học trong app ngân hàng, khách hàng buộc phải ra quầy thực hiện đối với một số quy định liên quan đến chuyền tiền giá trị lớn, nạp tiền vào ví điện tử hay giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN có quy định rằng thẻ chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu đảm bảo khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ.

Điều đó có nghĩa rằng kể từ thời điểm 1/1/2025, nếu khách hàng không cung cấp dữ liệu sinh trắc học và chưa được kiểm tra đối chiếu thì sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trực tuyến. Khi đó, khách hàng chỉ có thể trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện giao dịch.

Với quy định tại Thông tư 18, thông tin sinh trắc học không chỉ dùng trong trường hợp chuyển khoản mà còn được đưa vào sử dụng để xác định tài khoản chính chủ. Điều này cho thấy, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục siết thêm một vòng bảo mật nữa để bảo vệ tài khoản của khách hàng khi đây được xem là một trong những biện pháp mạnh tay để xử lý tài khoản “rác”, vốn đang bị lợi dụng cho hoạt động lừa đảo.

Xác thực sinh trắc học với các giao dịch từ 10 triệu đồng sẽ hạn chế các tài khoản “rác”. Ảnh minh họa

Chia sẻ tại cuộc họp về quy trình phối hợp xử lý tài khoản, thẻ liên quan đến giao dịch nghi ngờ gian lận, giả mạo, lừa đảo do Hiệp hội Ngân hàng tổ chức mới đây, ông Phạm Anh Tuấn – vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước – cho biết quy trình phối hợp xử lý tài khoản, thẻ liên quan đến giao dịch nghi ngờ gian lận, giả mạo, lừa đảo là một vấn đề nhức nhối.

Ông Tuấn cho biết thêm, quyết định 2345 có hiệu lực kể từ ngày 1/7 đã quy định ngưỡng giao dịch buộc phải xác thực sinh trắc học để xác định đúng tài khoản, đúng người có CCCD được Bộ Công an cấp.

Qua đó cũng giúp “làm sạch” tài khoản, loại bỏ các tài khoản sử dụng giấy tờ giả, loại bỏ tài khoản không chính chủ.

Liên quan đến vấn đề an ninh, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc kỹ thuật Công ty cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam – NCS, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia. Lừa đảo trực tuyến đã và đang là vấn nạn phổ biến trên không gian mạng toàn cầu và tại Việt Nam. Trong quy trình phạm tội, các đối tượng lừa đảo sử dụng các tài khoản ngân hàng “rác” để nhận tiền của nạn nhân, sau đó sẽ thuê nhân sự trực các tài khoản này. Khi tài khoản phát sinh số dư, số tiền sẽ tiếp tục được chuyển lòng vòng sang tài khoản khác hoặc đổi ra tiền điện tử, từ đó chuyển ra nước ngoài để gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc truy vết và thu hồi tiền.

Việc Ngân hàng Nhà nước ra quy định yêu cầu áp dụng xác thực sinh trắc học với các giao dịch từ 10 triệu đồng sẽ hạn chế các tài khoản “rác”, tài khoản ảo. Tức là, nếu nạn nhân có chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo thì tiền vẫn nằm ở đó và có khả năng lấy lại do đối tượng lừa đảo không chuyển đi tiếp được. Đây có thể nói là công cụ rất hữu hiệu trong phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, khi thu hẹp phạm vi hoạt động của các đối tượng lừa đảo bằng cách loại bỏ hầu hết các tài khoản ngân hàng “rác”.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, thực tế vẫn còn nguy cơ các đối tượng lừa đảo thuê người lập tài khoản và thuê chính những người này thực hiện việc chuyển tiền cho chúng. Do đó, bên cạnh biện pháp tăng cường xác thực sinh trắc học từ ngày 1/7, vẫn cần tăng cường tuyên truyền để người dân chủ động nhận biết các hình thức lừa đảo, cũng như tăng cường giáo dục pháp luật cho người dân để không trực tiếp tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo như cho thuê tài khoản, làm thuê việc chuyển tiền…

Ông Vũ Ngọc Sơn cho biết, Việt Nam là một trong những nước triển khai xác thực sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng tương đối sớm. Trên thế giới, chưa có nhiều nước triển khai được. Theo tìm hiểu của ông, hiện có Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil là những nước đã triển khai xác thực sinh trắc học ở các cây ATM. Liên minh châu Âu đang xem xét ứng dụng xác thực sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng.

Tôi cho rằng việc đáp ứng quy định mới của Ngân hàng Nhà nước đã được các ngân hàng chuẩn bị khá sớm và kỹ. Tuy nhiên, với lượng khách hàng lớn, nhiều tình huống phát sinh, nên trong thời gian đầu quy định mới có hiệu lực, không thể tránh khỏi những sự cố quá tải cục bộ tại các thời điểm nhất định. Điều này sẽ giảm dần trong thời gian tới, bởi việc xác thực, đối chiếu với dữ liệu căn cước công dân gắn chip chỉ cần phải thực hiện một lần cho mỗi tài khoản”, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn cho biết.

Tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....