27 C
Hanoi
24/04/2024
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

Mỹ: 3 ngân hàng sụp đổ trong vòng chưa đầy 1 tuần, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 liệu có lặp lại?

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, đã có 3 ngân hàng của Mỹ sụp đổ, các nhà đầu tư lo lắng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh để chống lạm phát đang phơi bày những lỗ hổng trong hệ thống tài chính.

Những vụ “sập” liên tiếp của các ngân hàng Mỹ trong những ngày gần đây đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính mới có thể xuất hiện ở Mỹ. Sau khi ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) bất ngờ sụp đổ vào hôm thứ Sáu, đến lượt Signature Bank – ngân hàng tiền ảo lớn nhất ở Mỹ – đã bị nhà chức trách bang New York đóng cửa vào ngày Chủ nhật. Trước đó trong tuần vừa rồi, ngân hàng tiền ảo lớn thứ nhì là Silvergate Capital cũng không thể trụ vững và tuyên bố đóng cửa. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, đã có 3 ngân hàng của Mỹ sụp đổ.

Chính phủ Mỹ ngày 12/3 tuyên bố hành động để bảo vệ toàn bộ tiền gửi và ngăn chặn bất kỳ ảnh hưởng tài chính lan rộng nào từ vụ sụp đổ bất ngờ của Silicon Valley Bank (SVB), khẳng định rằng khách hàng của nhà băng này sẽ được tiếp cận đầy đủ với tiền gửi của họ bắt đầu từ ngày thứ Hai (13/3).

Trong cùng tuyên bố với vụ SVB, nhà chức trách Mỹ tuyên bố toàn bộ tiền gửi ở Signature cũng sẽ được đảm bảo hoàn toàn và không lậm vào tiền thuế của dân. Tuy nhiên, quyền lợi của cổ đông và các chủ nợ không được ưu tiên của Signature sẽ không được đảm bảo, và toàn bộ ban quản lý của nhà băng tiền ảo này bị sa thải.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuyên bố đang làm việc cùng các cơ quan giám sát ngân hàng để vạch ra biện pháp phản ứng với vụ SVB, vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất ở Mỹ từ khủng hoảng tài chính 2008 và lớn thứ nhì trong lịch sử Mỹ. Việc Chính phủ Mỹ tuyên bố không dùng tiền thuế của dân cho việc này đồng nghĩa SVB sẽ không được giải cứu. Ngoài ra, tương tự như đối với Signature Bank, cổ đông và chủ nợ không ưu tiên của SVB không được bảo vệ quyền lợi.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen

Trong cuộc phỏng vấn sáng 12/3, bà Janet Yellen đã cung cấp một số chi tiết về các bước đi tiếp theo của chính phủ Mỹ. Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh tình hình hiện khác nhiều so với cuộc khủng hoảng cách đây gần 15 năm, khi chính phủ phải cứu trợ ngân hàng để bảo vệ toàn ngành tài chính.

“Chúng tôi sẽ không làm điều đó một lần nữa. Nhưng chúng tôi quan tâm tới những người gửi tiền, nên đang tập trung cố gắng đáp ứng nhu cầu của họ”, bà nói.

Giữa lúc Phố Wall rơi vào hỗn loạn, bà Yellen đã trấn an người Mỹ rằng sẽ không có hiệu ứng domino sau khi SVB phá sản. “Hệ thống ngân hàng Mỹ thực sự an toàn và được vốn hóa tốt”, bà nói.

Vị bộ trưởng mô tả lãi suất tăng cao là vấn đề cốt lõi với SVB. Nhiều tài sản của ngân hàng, như trái phiếu hoặc chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, đã mất giá trị thị trường khi lãi suất leo cao. Bà kỳ vọng cơ quan quản lý sẽ xem xét “một loạt lựa chọn khả dụng”, bao gồm cả việc một tổ chức khác mua lại SVB.

“Tôi đã làm việc cả cuối tuần với các cơ quan quản lý ngân hàng để tìm ra chính sách phù hợp giải quyết tình trạng này. Tôi thực sự không thể cung cấp thêm chi tiết vào lúc này”, bà Yellen nói.

Trong 2 ngày cuối tuần, nhà chức trách đã tích cực tìm kiếm một định chế lớn hơn để mua lại SVB nhưng chưa thành công. Giới thạo tin tiết lộ với hãng tin CNBC rằng PNC là một tổ chức tài chính có ý định mua SVB nhưng cuối cùng đã rút lui.

Cuộc khủng hoảng SVB làm sống lại những ký ức đen tối về những ngày đầu của cuộc khủng hoảng tài chính 2008, khi ngân hàng đầu tư khổng lồ Lehman Brothers sụp đổ vào ngày 15/9 năm đó. Chính phủ Mỹ đã không thành công trong việc xử lý vụ sụp đổ đó, dẫn tới khủng hoảng bùng nổ.

Lần này, Fed tuyên bố “sẵn sàng giải quyết bất kỳ áp lực thanh khoản nào có thể xuất hiện”. Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ cung cấp tới 25 tỷ USD từ Quỹ Bình ổn giao dịch (ESF) cho chương trình cho vay mới của Fed nếu cần.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....