20 C
Hanoi
22/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

Kinh tế toàn cầu khó vực dậy dù có vắc xin; Trung Quốc thành đối tác thương mại hàng đầu của EU

Dù đã có vắc xin nhưng vẫn cần thời gian để nền kinh tế các nước trên thế giới có thể phục hồi.

Vắc xin khó kéo nổi tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm sau

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng của hầu hết nền kinh tế hàng đầu. Sự gia tăng gần đây về ca nhiễm trên khắp Bắc bán cầu đã dẫn đến những hạn chế mới đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp và sự thận trọng của người tiêu dùng.

Tổ chức này dự kiến kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,2% vào năm 2021. Vào tháng 9, khi công bố dự báo hàng quý gần nhất, họ kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5%. OECD cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 của Mỹ từ 4% xuống 3,2% và khu vực đồng euro từ 5,1% xuống 3,6%, trong khi giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc là 8%.

Theo tổ chức này, hạn chế của các chính phủ và nỗi sợ lây nhiễm của người tiêu dùng cũng sẽ tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu trong năm tới, ngay cả khi việc phát triển vắc xin mang lại hy vọng chấm dứt đại dịch.

OECD cho rằng các chính phủ phải tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của mình để đảm bảo tốc độ phục hồi hoạt động trước đại dịch. “Không giống như việc chúng ta tiêm vắc xin và trong một tháng, mọi thứ (hoạt động kinh tế) có thể trở lại bình thường”, Laurence Boone, Nhà kinh tế trưởng của OECD nói.

Ngoài ra, dù triển vọng về vaccine đã thúc đẩy hy vọng chấm dứt thời kỳ suy thoái do đại dịch gây ra. Nhưng trước hết, nền kinh tế toàn cầu có thể phải đối mặt với một mùa đông dài và khó khăn. Việc triển khai vắc xin nhanh hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu lên 5% vào năm 2021 và 5,5% vào năm 2022. Còn nếu việc triển khai chậm hơn thì kinh tế sẽ tăng trưởng yếu, chỉ đạt 1,45% vào năm tới và 2,2% vào năm 2022.

Theo OECD, trong khi các nước phương Tây từ từ rũ bỏ ảnh hưởng của mình qua các đợt suy giảm kỷ lục trong năm 2020 thì Trung Quốc sẽ trở thành người chiến thắng lớn, chiếm tới một phần ba mức phục hồi của năm tới.

Sản lượng kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ cao hơn 9,7% so với trong ba tháng cuối năm 2019. Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 1/3 mức tăng sản lượng kinh tế toàn cầu trong năm tới. Bà Boone nói rằng đại dịch dường như đã thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế. “Có một sự tái cân bằng trong nền kinh tế toàn cầu”, bà nói.

Dự báo tăng trưởng GDP quý IV/2021 so với quý IV/2019. Đồ họa: WSJ.

Trung Quốc vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của EU

Lần đầu tiên Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của EU. Đây được cho là do tác động của đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, trong khi khi các hoạt động kinh tế của Trung Quốc bật tăng trở lại.

Sau cú sốc liên quan đại dịch COVID-19 trong quý I năm nay, nền kinh tế Trung Quốc đã bật tăng trở lại, nhập khẩu của Trung Quốc từ EU đã hồi phục trong quý III, trong khi nhu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân ở châu Âu đã thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu của Trung Quốc.

Dữ liệu do Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat công bố ngày 2/12 cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch thương mại giữa EU và Trung Quốc đạt 425,5 tỷ euro (514 tỷ USD), trong khi kim ngạch thương mại giữa EU và Mỹ đạt mức 412,5 tỷ euro. So với cùng kỳ năm 2019, thương mại giữa EU và Trung Quốc ở mức 413,4 tỷ USD, còn thương mại giữa EU và Mỹ đạt mức 461 tỷ euro.

Theo Eurostat, kết quả trên là do sự gia tăng 4,5% từ lượng hàng hóa nhập khẩu vào EU từ Trung Quốc, trong khi lượng hàng hóa xuất khẩu không thay đổi.

Tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....