28 C
Hanoi
23/04/2024
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

Kinh tế thế giới: Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm mạnh; Trung Quốc dự tính ‘bơm’ 200 tỷ USD hỗ trợ nền kinh tế

Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm trong tháng 5 xuống ngưỡng thấp nhất từ đầu năm trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nền quốc gia này liên tục đi lên thời gian qua.

Cụ thể, thâm hụt thương mại tháng 5 của nền kinh tế số một thế giới giảm 1,1 tỷ USD, tương đương 1,3%, so với tháng trước đó, xuống 85,5 tỷ USD, theo dữ liệu từ Bộ Thương mại.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,2% lên 255,9 tỷ USD, trong khi giá trị nhập khẩu tăng 0,6% lên 341,4 tỷ USD.

Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm trong hai tháng liên tiếp là thông tin tích cực đối với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II. Thâm hụt thương mại cao đã kéo giảm 3,2 điểm phần trăm từ tăng trưởng GDP của quốc gia này trong quý I.

Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng lên 31,5 tỷ USD trong cùng tháng đó. Nhập khẩu của Mỹ từ quốc gia này cũng tăng 5% lên 43,9 tỷ USD.

Lạm phát cao nhất nhiều thập kỷ được dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu hàng hóa toàn cầu, kéo giảm hoạt động xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, số lượng đơn hàng vận chuyển tới các cảng biển phía Tây nước Mỹ tiếp tục gia tăng, đồng nghĩa với kim ngạch nhập khẩu sẽ vẫn ở ngưỡng cao trong vài tháng tới khi các đơn vị kinh doanh chạy đua chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm.

Trung Quốc tính đưa ra gói kích cầu hơn 200 tỷ USD hỗ trợ nền kinh tế

Bộ Tài chính Trung Quốc hiện đang cân nhắc cho phép chính quyền các địa phương bán 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương 220 tỷ USD trái phiếu đặc biệt vào nửa sau năm nay trong động thái tăng cường tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm vực dậy nền kinh tế Trung Quốc vốn đang vô cùng khó khăn, theo nội dung bài đăng mới đây trên Wall Street Journal.

Các đợt phát hành trái phiếu này được lấy hạn mức từ năm sau, theo những người có nguồn tin thân cận từ vụ việc. Đây là lần đầu tiên có những đợt phát hành kiểu như thế này, nó cho thấy Bắc Kinh thực sự đang rất lo lắng về tình trạng tệ hại của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.

Thông thường trước đây, chính quyền các địa phương không khởi động bán nợ cho đến ngày 1/1 của năm tới khi mà năm ngân sách được khởi động. Đề xuất điều chỉnh khung thời gian đó chính vì vậy cần phải được rà soát bởi Quốc vụ viện Trung Quốc và cũng cần đến sự phê chuẩn của cơ quan cấp cao hơn.

Tiền thu về từ các đợt phát hành trái phiếu này sẽ được dùng để chi trả phát triển cho cơ sở hạ tầng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã luôn sử dụng các biện pháp này để kích thích kinh tế tăng trưởng trong bối cảnh phong tỏa do Covid-19 và sự suy giảm của thị trường bất động sản.

Ảnh minh họa

Hạn mức phát hành trái phiếu đặc biệt trong năm 2022 không thay đổi so với năm 2021, tuy nhiên hoạt động bán trái phiếu diễn ra nhanh hơn đồng nghĩa trước đó trái phiếu cũng được xả sớm hơn.

Tuy nhiên ngay cả khi đã làm như vậy, vẫn rất khó để Trung Quốc đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Theo quy định hiện hành, chính quyền các địa phương được nhận hạn mức về trái phiếu thông thường và trái phiếu đặc biệt mà họ có thể phát hành. Cho đến năm 2018, chính quyền các địa phương phải chờ đến cuộc họp cấp cao nhất vào tháng 3/2022 để có thể chính thức được nhận hạn mức trước khi họ bắt đầu bán trái phiếu, điều này đồng nghĩa tiền sẽ không được chi tiêu ra cho đến khoảng thời gian còn lại cả năm.

Từ năm 2019, chính quyền trung ương bắt đầu cấp hạn mức để chính quyền các địa phương có thể bắt đầu bán nợ ngay khi năm mới bắt đầu. Tháng 12/2021, Bộ Tài chính Trung Quốc đã phát hành 1,5 nghìn tỷ trái phiếu đồng nhân dân tệ và sau đó 3,65 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu đã được bán nhanh chóng trong năm.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....