31 C
Hanoi
25/04/2024
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

JP Morgan dự báo về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ trong nửa cuối năm 2023

Các chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng đầu tư JP Morgan ngày 17/11 vừa đưa ra dự báo kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với “cuộc suy thoái nhẹ” vào nửa sau của năm 2023, trong bối cảnh Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) nhiều khả năng sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiêm chế lạm phát.

JP Morgan dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 0,5% trong quý IV/2023, quá trình suy thoái này nhiều khả năng sẽ vẫn kéo dài sang năm 2024. JP Morgan hạ dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2023 xuống còn 1%, chỉ bằng nửa so với mức độ tăng trưởng của năm 2022.

Cũng theo JP Morgan, từ nay đến tháng 3/2023, Fed sẽ nâng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản sau khi nâng lãi suất khoảng hơn 300 điểm cơ bản trong năm nay. Việc nâng lãi suất khoảng 50 điểm cơ bản dự kiến sẽ được áp dụng vào tháng 12/2022, sau đó đến việc nâng lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng 2 và tháng 3/2022.

JP Morgan dự báo lạm phát giá tiêu dùng tại Mỹ hạ nhiệt xuống còn 4,1% ở thời điểm cuối năm 2023. Tính đến tháng 10/2022, chỉ số này đứng ở mức 7,7%. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân, chỉ số ưa thích của Fed, dự kiến sẽ tăng trưởng chỉ 3,4% trong năm tới.

Xung đột Nga – Ukraine bùng phát hồi tháng 2 năm nay đã khiến giá lương thực và nhiên liệu tăng vọt, và tỷ lệ lạm phát hằng năm của Mỹ tăng lên tới 9,1% trong tháng 6/2022 – mức cao nhất trong 4 thập kỷ, sau đó giảm xuống 7,7% trong tháng 10/2022.

Việc tổng cầu suy giảm có thể có thể khiến cho nước Mỹ mất hơn 1 triệu việc làm trước thời điểm giữa năm 2024,

Do tổng cầu giảm, JP Morgan dự báo nền kinh tế Mỹ có thể mất 1 triệu việc làm vào giữa năm 2024, như vậy Fed sẽ có thể bắt đầu sẽ hạ lãi suất khoảng 50 điểm cơ bản mỗi quý bắt đầu từ quý 2/2024.

Khi mà rủi ro suy thoái kinh tế ngày một ám ảnh toàn cầu, gây tổn hại đến tăng trưởng thế giới thì việc khôi phục lại sự tăng trưởng này đang được các nhà hoạch định chính sách kinh tế quan tâm nhiều nhất tại hội nghị thượng đỉnh G-20 của nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Chính phủ các nước G-20 trước đây đã từng phản ứng mạnh để cứu kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã đồng ý với kế hoạch tập trung vào tái cấp vốn cho các ngân hàng, đồng thời kích thích kinh tế bằng các biện pháp tài khóa và tiền tệ.

Bộ trưởng Tài chính tại Indonesia – nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này, ông Sri Mulyani Indrawati, nhận xét môi trường hiện tại khác hoàn toàn với lần họp G-20 gần nhất. Cho đến hiện tại, bộ trưởng tài chính các nước G-20 đã không thể thống nhất được về thậm chí một tuyên bố chung, họ đối đầu với nhau về nhiều vấn đề, từ các tác động kinh tế từ căng thẳng Nga – Ukraine cũng như các biện pháp trừng phạt.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....