39 C
Hanoi
27/04/2024
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Ngày 7/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 của Trung Quốc từ mức 5% lên 5,4%, do nước này đã đạt được sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.

Phát biểu tại một cuộc họp báo cùng ngày ở Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc, Phó tổng giám đốc IMF Gita Gopinath cho biết sự điều chỉnh này cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là tiêu dùng trong nước.

Bà Gopinah nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà hướng tới mục tiêu tăng trưởng năm 2023 mà chính phủ nước này đặt ra.

Phó Tổng giám đốc điều hành IMF – Gita Gopinath

Trước đó, vào tháng 10, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống 5% trong năm 2023 và 4,2% vào năm 2024.

Trong một tuyên bố chính thức, IMF cho biết, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể giảm xuống 4,6% vào năm 2024 do lĩnh vực bất động sản của nước này tiếp tục đi xuống và nhu cầu nước ngoài giảm sút.

Việc điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP được đưa ra theo sau quyết định của Trung Quốc phê duyệt phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1.000 tỷ Nhân dân tệ (137 tỷ USD) và cho phép chính quyền địa phương ứng trước một phần hạn ngạch trái phiếu năm 2024 của họ nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF Gita Gopinath tuyên bố, những dự báo này phản ánh mức điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm trong cả năm 2023 và 2024 so với dự báo trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) tháng 10 do kết quả kinh doanh quý III mạnh hơn dự kiến và các thông báo chính sách mới của Trung Quốc gần đây.

Bà Gita Gopinath nhận định, Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp để hỗ trợ thị trường bất động sản, tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh, Trung Quốc cần hành động nhiều hơn để hỗ trợ thị trường nhà ở nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi và giảm chi phí kinh tế trong quá trình chuyển đổi. Một gói biện pháp chính sách toàn diện nên bao gồm: đẩy nhanh sự rút lui của các nhà phát triển bất động sản không bền vững; dỡ bỏ rào cản điều chỉnh giá nhà; cung cấp thêm vốn của chính phủ để thúc đẩy hoàn công nhà ở và giúp các nhà phát triển bền vững cải thiện bảng cân đối kế toán và thích ứng với thị trường đang bị thu hẹp.

Bà cũng cho rằng, chính phủ Trung Quốc cần tiến hành cải cách khuôn khổ tài chính và tái cơ cấu bảng cân đối kế toán một cách hài hòa để giải quyết áp lực nợ của các chính quyền địa phương, bao gồm bù đắp khoản tài chính còn thiếu của chính quyền địa phương và kiểm soát dòng nợ, cũng như xây dựng chiến lược tái cơ cấu toàn diện để giảm mức nợ các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương (LGFV).

Các nhà kinh tế cho rằng, sự kết hợp giữa suy thoái trong lĩnh vực bất động sản và khủng hoảng nợ của chính quyền địa phương có thể triệt tiêu phần lớn tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc. Nợ địa phương ở nước này đã lên tới 92 nghìn tỷ nhân dân tệ (12,6 nghìn tỷ USD), tương đương 76% sản lượng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2022 và tăng từ mức 62,2% vào năm 2019. Bộ Chính trị nước này hồi cuối tháng 7 cho biết sẽ công bố một loạt biện pháp nhằm giảm rủi ro nợ địa phương.)

Bà Gopinath còn nhận định, giảm phát sẽ không xảy ra ở Trung Quốc trong tương lai gần sắp tới, bởi “hiện tại lạm phát của Trung Quốc vẫn nằm trong phạm vi hợp lý”.

Cũng theo bà Gopinath, trong trung hạn, tăng trưởng của Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm dần xuống còn khoảng 3,5% vào năm 2028 trong bối cảnh năng suất yếu và dân số già hóa​​.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....