Trong khi cả nước đang chống dịch Covid-19, một vài cá nhân lại thiếu ý thức, trách nhiệm trong khai báo y tế đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Trong vòng 5 ngày (6-10/3), Việt Nam đã công bố thêm 18 ca mắc Covid-19 mới. Như vậy, tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 ở nước ta là 34 trường hợp, trong đó 16 người đã khỏi bệnh. Sau 22 ngày không ghi nhận ca mắc mới, việc tiếp tục có người nhiễm virus corona khiến nhiều người dân hoang mang. Việt Nam đã chính thức bước sang giai đoạn 2 của cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, ngành y tế Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác thông tin về dịch bệnh và tuyên truyền cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe. Đó là do sự xuất hiện của những tin giả lan truyền trên mạng xã hội hay việc một số cá nhân không trung thực khi khai báo y tế.
Khai báo y tế không trung thực là hành vi đáng lên án
Trong tình hình hiện nay, mọi người hãy bình tĩnh, đoàn kết, thực hiện các khuyến cáo của ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh và hãy tự bảo vệ mình, tự bảo vệ gia đình mình và có trách nhiệm với cộng đồng.
Việc có một số cá nhân đi từ vùng dịch về không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực thời gian sinh sống và lịch trình đi lại trong những ngày gần đây là hành vi cần phải lên án.
Trong khi cả hệ thống chính trị đang nỗ lực để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh thì một vài cá nhân lại thiếu ý thức, trách nhiệm trong khai báo y tế đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Mỗi người Việt Nam hãy thể hiện tình yêu nước và trách nhiệm công dân bằng những việc làm. Sự hợp tác cụ thể với các cơ quan chức năng trong phòng chống dịch là để bảo vệ chính mình, gia đình và xã hội.
Tin giả gây áp lực cho công tác truyền thông
Không tuân thủ quy định cách ly
Thay vì hoang mang, lo lắng không cần thiết, người dân hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình. Đó là biện pháp tốt nhất để phòng dịch.
Tổng hợp