Tính sau 2 phiên, chỉ số chính của thị trường giảm hơn 3% và như vậy có khởi đầu quý tồi tệ nhất tính từ 3 tháng cuối năm 2008. Trong quý 4/2008, Dow Jones mất 19,4%.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm, các chỉ số chính trên thị trường có khởi đầu quý tốt nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.
Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, đã có lúc chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 500 điểm tương đương 1,9% xuống 26.078 điểm. Ở lúc chốt phiên, chỉ số mất 1,86%. S&P 500 mất 2,1% còn Nasdaq mất 1,83%.
Như vậy tính sau 2 phiên, chỉ số chính của thị trường giảm hơn 3% và như vậy có khởi đầu quý tồi tệ nhất tính từ 3 tháng cuối năm 2008. Trong quý 4/2008, Dow Jones mất 19,4%.
Quý 3 hàng năm vốn được coi như quý có nhiều biến động của thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ từng có tháng 10 giảm điểm sâu vào những năm 1929, 1987 và 2008.
Thời gian gần đây, những nỗi lo về vấn đề địa chính trị cũng như nhiều dấu hiệu về tình trạng kinh tế thế giới cũng như kinh tế nội địa Mỹ đi xuống đã tác động nhiều đến tâm lý nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư chứng khoán vì vậy tạm thời cất tiền vào các tài sản an toàn.
Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm giảm 5 điểm cơ bản xuống 1,59% trong khi đó giá vàng giao kỳ hạn tăng 1,3%. Như vậy giá vàng đã trở lại quãng thời gian tăng giá mạnh. Cùng lúc đó, thị trường có khởi đầu quý kém nhất trong khoảng 1 thập kỷ.
Chỉ số CBOE, chỉ số đo biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ, tăng 10,78%. Chỉ số này thường tăng khi thị trường chứng khoán giảm điểm, chỉ số vì vậy hướng đến quý tăng mạnh nhất. Chỉ số đo nỗi sợ của thị trường đã tăng đến 29% trong hai ngày giao dịch đầu tiên của tháng 10/2019.
Báo cáo việc làm trong lĩnh vực tư nhân từ ADP cho thấy rằng chỉ có 135 nghìn việc làm được tạo ra trong tháng 9/2019, như vậy thêm một dấu hiệu cho thấy hoạt động tuyển dụng trong nền kinh tế Mỹ đang chững lại. Số liệu trên được công bố chỉ một ngày sau khi Viện quản lý nguồn cung (ISM) công bố chỉ số của lĩnh vực sản xuất yếu nhất tính từ năm 2009.
Bằng chứng về sự chững lại của kinh tế Mỹ đã được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thuế quan và bản quyền trí tuệ Mỹ – Trung Quốc leo thang. Ngoài ra phải kể đến nhiều nỗi lo về tác động từ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) cũng như diễn biến đáng lo ngại về khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump lạm quyền để ngăn cản các cuộc bầu cử dân chủ.
Theo Bizlive