Tóm tắt
- Mở cửa phiên 22/8, vàng miếng SJC đi ngang hoặc tăng/giảm không quá 100.000 đồng.
- Dù ở chiều tăng hay giảm, giao dịch của SJC nhìn chung biến động dưới 67,7 triệu đồng.
- Chênh lệch mua – bán trong khoảng 550-800.000 đồng tại các đơn vị.
Nội dung
Tại SJC Hà Nội, giá mua và bán cùng tăng 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên thứ Hai, giao dịch mua – bán nhích lên 67,00 – 67,62 triệu đồng/lượng.
SJC Hồ Chí Minh, tăng 50.000 đồng/lượng cả hai chiều mua – bán so với giá chốt phiên trước, giao dịch hiện đứng tại 67,00 – 67,60 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
DOJI Hà Nội, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 66,85 – 67,65 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng mua vào và bán ra so với cuối ngày hôm qua.
DOJI Hồ Chí Minh, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 66,95 – 67,55 triệu đồng/lượng, ngang giá chiều mua và bán so với chốt phiên liền trước.
Tại BTMC, mua vào tăng 80.000 đồng/lượng, bán ra tăng 60.000 đồng/lượng so với giá chốt phiên trước, giao dịch mua – bán hiện đứng tại 67,05 – 67,60 triệu đồng/lượng.
Bảng so sánh giá vàng SJC sáng 22/8
Nếu kinh tế Mỹ suy giảm?
Theo nhận định của ông Krishan Gopaul, Chuyên gia phân tích cấp cao của Hội đồng Vàng thế giới (WGC):
“Nếu kịch bản suy giảm kinh tế tại Mỹ diễn ra như dự đoán, thì sau nửa đầu năm 2023 đầy mạnh mẽ, thị trường vàng có thể chuyển sang giai đoạn trung lập hơn trong nửa cuối năm. Trong tình hình này, giá vàng có thể nhận được sự hỗ trợ từ sự giảm giá trị của USD, cùng với mức lãi suất trái phiếu ổn định, nhưng vẫn có thể gặp áp lực từ sự giảm nhiệt của lạm phát.
Dựa trên dữ liệu lịch sử, việc các ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ ổn định thường đi kèm với mức lợi nhuận hàng tháng của vàng cao hơn so với trung bình. Thị trường vàng cũng có thể diễn biến tích cực hơn trong trường hợp có một cuộc suy thoái kinh tế mạnh mẽ hơn, đi cùng sự gia tăng biến động kinh tế và nhu cầu tránh rủi ro.”
Giavang.net