Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman tiết lộ kế hoạch của Ấn Độ trong phát triển quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP) đối với tiền điện trong nhiệm kỳ Chủ tịch Chủ tịch Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), từ 1/12/2022 đến 30/11/2023.
G20 hay Nhóm 20 là một diễn đàn toàn cầu để giải quyết các vấn đề lớn liên quan đến nền kinh tế toàn cầu. Từ ngày 1/12/2022 đến ngày 30/11/2023, Ấn Độ sẽ duy trì chức vụ chủ tịch G20, trong thời kỳ mà người ta dự đoán rằng nước này sẽ tổ chức hơn 200 hội nghị G20 trên toàn quốc.
Bà Sitharaman trước đó đã kêu gọi hợp tác toàn cầu để quyết định về tương lai của tiền điện tử và vẫn luôn thận trọngn với sự chấp nhận tiền điện tử trong thị trường chủ đạo khi dẫn chứng về tính ổn định tài chính. Tuy nhiên, phát biểu trước phóng viên địa phương tại Ấn Độ ngày 15/10, bà khẳng định “tiền điện tử sẽ là một phần công việc của Ấn Độ” (trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20).
Theo Sitharaman, không nước nào có thể xử lý và quản lý hiệu quả tiền điện tử một cách đơn lẻ. Bà cho biết:
“Nhưng nếu đó là câu hỏi về các nền tảng, giao dịch tài sản đã được tạo ra, mua và bán để đạt được lợi nhuận, và quan trọng hơn hết, những nước này có thể hiểu rõ giao dịch tiền tệ, chúng ta có đang sẵn sàng hành động vì mục đích tài sản này được sử dụng không?”.
Bà Sitharaman nhấn mạnh thêm việc sử dụng tiền điện tử trong hoạt động rửa tiền đã được phát hiện bởi cơ quan thực thi pháp luật của Ấn Độ và cục thực thi pháp luật. Ngoài ra các thành viên của G20 cũng đã thừa nhận những mối quan tâm tương tự trong khi nhắc lại sự cần thiết phải có sự tham gia của tất cả các quốc gia khi nói đến việc điều tiết hiệu quả tài sản tiền điện tử.
Giavang.net