GVNET) – Tóm tắt
- Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng.
- Ngân hàng thương mại giảm mạnh 30-75 đồng.
- USD tự do giảm 30-40 đồng.
- JPY ghi nhận mức giảm từ 0,18-0,81 đồng.
Hôm nay (22/1) Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được áp dụng trong ngày ở mức 24.332 VND/USD, giảm 4 đồng so với niêm yết trước. Với biên độ +/-5% theo quy định, tỷ giá sàn là 23.115 VND/USD, tỷ giá trần là 25.549 VND/USD.
Tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại cập nhật lúc 13h:
Vietcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.030 – 25.420 VND/USD, giảm 30 đồng chiều mua và bán so với giá chốt phiên trước.
BIDV, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.040 – 25.400 VND/USD, giảm 49 đồng mua vào và bán ra so với cuối ngày hôm qua.
Techcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.002 – 25.400 VND/USD, giá mua hạ 70 đồng, giá bán mất 75 đồng so với chốt phiên thứ Ba.
Vietinbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.025 – 25.385 VND/USD, mua vào và bán ra cùng giảm 53 đồng so với đóng cửa phiên trước.
Eximbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.000 – 25.420 VND/USD, giảm 60 đồng cả hai chiều mua – bán so với chốt phiên 21/1.
Maritimebank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.021 – 25.384 VND/USD, giảm 55 đồng giá mua, 60 đồng giá bán so với chốt phiên liền trước.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do giảm 40 đồng chiều mua và 30 đồng chiều bán so với niêm yết trước, giao dịch hiện đứng tại 25.490 – 25.600 VND/USD.
Chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác đã hiện ở mức 108,085 điểm.
Tỷ giá USD đã giao dịch biến động vào hôm qua khi thị trường phải “vật lộn” với sự không chắc chắn xung quanh các mức thuế mà Tổng thống Donald Trump có thể áp dụng.
Trump nói với các phóng viên rằng ông đang cân nhắc áp dụng mức thuế khoảng 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico kể từ ngày 1/2. Ông cũng nêu khả năng áp dụng mức thuế chung nhưng cho biết Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho điều đó.
Ngày đầu tiên nhậm chức của Trump trôi qua mà không có kế hoạch cụ thể nào về thuế quan và các quan chức cho biết bất kỳ loại thuế mới nào cũng sẽ được áp dụng một cách có chừng mực. Điều đó là một sự cứu trợ cho các loại tiền tệ chịu tác động của thương mại.
Bà Helen Given, nhà giao dịch ngoại hối tại Monex USA, cho rằng rõ ràng là sự biến động đã quay trở lại theo một cách lớn, và sau nhiệm kỳ tương đối bình lặng của Joe Biden, thị trường ngoại hối đang ở trong tình thế nhạy cảm đối với bất kỳ cuộc đàm phán thuế quan nào từ chính quyền Trump.
Các nhà giao dịch đang cố gắng tránh rủi ro về thuế quan đối với Mexico và Canada, nhưng cho đến khi những hành động như vậy thành hiện thực, việc cố gắng phòng ngừa rủi ro sẽ khiến thị trường rất biến động và thực tế chính là diễn biến giá USD sau đó.
Tỷ giá yen Nhật (JPY) tại các ngân hàng thương mại thời điểm 13h30:
Vietcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 156,46 – 166,41 VND/JPY, giảm 0,18 đồng chiều mua và 0,19 đồng chiều bán so với chốt phiên 21/1.
BIDV, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 157,5 – 166,09 VND/JPY, giá mua và bán giảm lần lượt 0,53 và 0,52 đồng so với đóng cửa phiên trước.
Techcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 155,02 – 167,45 VND/JPY, mua vào giảm 0,3 đồng, bán ra giảm 0,37 đồng so với cuối ngày hôm qua.
Vietinbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 158,95 – 166,2 VND/JPY, giảm 0,81 đồng cả hai chiều mua – bán so với chốt phiên thứ Ba.
Eximbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 159,16 – 164,86 VND/JPY, mua vào và bán ra cùng giảm 0,54 đồng so với chốt phiên trước đó.
Tỷ giá USD/JPY hiện ở mức 155,890. Theo các chuyên gia, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng để cân bằng giữa nhu cầu ổn định tỷ giá đồng yen và các yếu tố kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong bối cảnh các chính sách thương mại của Mỹ đang gây ra sự bất ổn trên thị trường toàn cầu.
Ông Atsushi Mimura, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế, cho biết, Nhật Bản đang theo dõi sát sao các vị thế trên thị trường tiền tệ, bao gồm cả những giao dịch mang tính đầu cơ, vì sự biến động mạnh của tỷ giá hối đoái là điều không mong muốn,
“Chúng tôi chắc chắn theo dõi các vị thế đầu cơ hàng ngày, bởi sự biến động mạnh hoặc các diễn biến không trật tự trên thị trường tiền tệ là điều không mong muốn, như đã nêu trong thỏa thuận G7 về tỷ giá hối đoái”, ông Mimura phát biểu tại sự kiện Reuters NEXT Newsmaker.
Khi được hỏi về cuộc họp chính sách của BoJ diễn ra trong tuần này, ông Mimura cho biết chính phủ và ngân hàng trung ương đang liên lạc chặt chẽ hàng ngày thông qua nhiều kênh khác nhau.
“Tôi đã chuyển tải quan điểm của mình đến họ. BoJ cũng có khả năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm thị trường và các cuộc đàm phán lương hàng năm”, ông Mimura chia sẻ.
Đồng Yên yếu đang gây áp lực lớn lên nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt khi chi phí nhập khẩu tăng cao làm gia tăng lạm phát và ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng nội địa. Ông Mimura nhấn mạnh rằng việc cải thiện mức lương thực tế là yếu tố then chốt để hỗ trợ tiêu dùng và duy trì ổn định kinh tế.
Giavang.net