19 C
Hanoi
21/12/2024
GiaVang.Net
Image default
Phân tích chuyên sâu thị trường

VIP Chuyên sâu: Triển vọng phá mốc $2600 và xa hơn nữa của Vàng trong tuần FOMC tháng 9

(GVNET) Xu hướng ngắn – trung – dài hạn của vàng đều là tăng và cơ hội phá đỉnh kỉ lục trong tuần 16 – 20/9 là cực kì lớn…

Góc nhìn cơ bản

Xét bối cảnh thị trường hiện tại, xu hướng của vàng sẽ là đi ngang – tăng giá tại vùng đỉnh kỉ lục. Thị trường kim loại quý đang nhận được quá nhiều yếu tố hỗ trợ về mặt vĩ mô: Ngân hàng trung ương gom mua kỉ lục, các quỹ đầu tư phương Tây quay lại gia tăng tiếp xúc với kim loại quý, điển hình là SPDR tuần này mua tới 7,7 tấn. Ngoài ra, bất ổn địa chính trị ở Trung Đông, cuộc chiến kéo dài giữa Nga – Ukraine càng nâng cao vai trò trú ẩn an toàn của vàng.

Quan trọng nhất cũng là nền tảng tốt nhất cho vàng trong dài hạn là thị trường hoàn toàn đặt cược vào xu hướng nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu, trừ Nhật Bản. Ngân hàng trung ương quyền lực hàng đầu toàn cầu Fed gần như chắc chắn sẽ hạ lãi suất từ cuộc họp tháng 9 vào ngày 18/9, chỉ là mức giảm lãi suất là bao nhiêu thì vẫn còn là ẩn số. USD và Lợi suất Trái phiếu chính pủ Mỹ – 2 đối trọng của thị trường vàng đều đang giảm vì kì vọng Fed hạ lãi suất – tạo động lực tăng bền vững cho vàng.

Các tin tức đáng chú ý trong tuần tới

Lịch kinh tế Hoa Kỳ tuần thứ ba của tháng 9 sẽ khởi động bằng dữ liệu Doanh số bán lẻ tháng 8 vào thứ Ba. Các nhà đầu tư kỳ vọng mức tăng hàng tháng là 0,2% sau mức tăng trưởng 1% được ghi nhận vào tháng 7. Dữ liệu bán lẻ tiêu cực sẽ khiến USD khó tìm được nhu cầu và giúp vàng (XAU/USD) tăng cao hơn và ngược lại. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường có thể sẽ không kéo dài, khi các nhà đầu tư kiềm chế không nắm giữ các vị thế lớn trước thông báo về chính sách tiền tệ của Fed vào thứ Tư.

Vị thế thị trường cho thấy Vàng phải đối mặt với rủi ro hai chiều khi bước vào sự kiện của Fed. Việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản có thể thúc đẩy USD với phản ứng ngay lập tức và khiến vàng (XAU/USD) điều chỉnh. Mặt khác, vẫn có khả năng USD tiếp tục suy yếu trong trường hợp Fed lựa chọn giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong ngày 18/9.

Ngoài quyết định về lãi suất, những người tham gia thị trường cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng SEP -còn được gọi là biểu đồ chấm – sửa đổi như thế nào. Công cụ FedWatch của CME cho thấy có khả năng Fed sẽ hạ lãi suất chính sách tổng cộng 100 điểm cơ bản trong năm nay cao hơn 90%, bao gồm cả đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Vị thế này cho thấy thị trường dự báo ít nhất 1 đợt cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản và 2 đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong 3 cuộc họp chính sách sắp tới của năm. Trong trường hợp biểu đồ chấm cho thấy các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng lãi suất chính sách ở mức 4,25%-4,5%, thấp hơn 100 điểm cơ bản so với lãi suất hiện tại vào cuối năm, vàng (XAU/USD) sẽ tích lũy được động lực tăng giá ngay cả khi Fed công bố cắt giảm 25 điểm cơ bản. Mặt khác, việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, đi kèm với biểu đồ chấm chỉ ra tổng cộng 75 điểm cơ bản giảm lãi suất vào cuối năm, có thể giúp lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ phục hồi và gây tổn thương cho xu hướng đi lên của giá vàng.

Các nhà đầu tư cũng sẽ chú ý chặt chẽ đến các dự báo tăng trưởng. Việc điều chỉnh giảm đáng kể các dự báo tăng trưởng có thể làm dấy lên nỗi lo về suy thoái kinh tế vào năm tới và gây ra đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Trong kịch bản này, USD có thể hồi sinh và hạn chế tổn thất ngay cả khi kết quả của Fed được coi là ôn hòa.

Tóm lại, quyết định về lãi suất của Fed, biểu đồ chấm đã sửa đổi và bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong cuộc họp báo sau cuộc họp chắc chắn sẽ làm tăng sự biến động của thị trường. Sẽ có quá nhiều yếu tố chuyển động và có thể quá rủi ro khi nắm giữ một vị thế, ít nhất là cho đến khi mọi thứ lắng xuống vào sáng ngày hôm sau tại châu Âu.

Sang ngày thứ Năm, quyết định chính sách tháng 9 của Ngân hàng trung ương Anh BOE cũng rất đáng để chú ý. Nếu Ngân hàng trung ương Anh giữ nguyên lãi suất nhưng hứa hẹn sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ thì vàng sẽ được hỗ trợ thêm trong dài hạn.

Ngoài ra, nhà đầu tư cần chú ý tin tức về Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần của Mỹ. Dữ liệu thực tế cao hơn dự báo sẽ thúc đẩy vàng đồng thời khiến USD chịu áp lực. Ngược lại, việc có ít người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp khiến USD tăng và vàng giảm. Tuy nhiên, thị trường sẽ chủ đạo phản ứng theo kết quả cuộc họp FOMC và chỉ khi Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao/thấp hơn đáng kể so với kì vọng thì mới tạo được động lực tăng/giảm rõ rệt của vàng. Chỉ số sản xuất Fed PhiladelphiaDoanh số bán nhà hiện tại tháng 8 cũng sẽ kì vọng tạo biến động.

Cuối tuần, thị trường sẽ dành sự chú ý cho cuộc họp chính sách tháng 9 của Ngân hàng trung ương BOJ. Nếu các quan chức Ngân hàng trung ương Nhật Bản tiếp tục thấy sự cần thiết của việc thắt chặt tiền tệ, cặp USD/JPY sẽ tiếp tục giảm, gây áp lực lên DXY hỗ trợ vàng.

LỊCH KINH TẾ tuần 16 – 20/9

Góc nhìn kĩ thuật

Xu hướng kĩ thuật của vàng vẫn là tăng, giá vẫn đang giao dịch trên tất cả các đường trung bình động quan trọng MA 20 – 50 – 100 và 200 ngày. Các dường trung bình động dốc lên cũng là tín hiệu tăng giá rất tốt.

Đồng thời, Chỉ báo Chỉ số sức mạnh tương đối Relative Strength Index (RSI) trên biểu đồ hàng ngày vẫn ở mức dưới 70, cho thấy Vàng còn nhiều tiềm năng tăng trước khi chuyển sang quá mua về mặt kỹ thuật.

Mức kháng cự tiếp theo được xác nhận ở mức $2600 (mức tâm lí) trước $2660/oz (giới hạn trên của kênh hồi quy tăng dần xuất phát từ giữa tháng 2).

Đối với kịch bản giá vàng giảm, $2530 (mức kháng cự trước đây – đỉnh kỉ lục cũ) sẽ là mức hỗ trợ đầu tiên; sau đó là $2500 (mức tâm lí) và $2460 (Đường trung bình động 50 ngày).

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....