Đóng cửa, VN-Index tăng 4,55 điểm (0,38%) lên 1.209,52 điểm; HNX-Index giảm 0,75 điểm (0,33%) xuống 226,82 điểm’ UPCoM-Index tăng 0,43 điểm (0,48%) đạt 88,76 điểm.
Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 403 mã tăng và 384 mã giảm. Rổ VN30 cân bằng với 13 mã tăng, 13 mã giảm và 4 mã tham chiếu.
Giao dịch khớp lệnh trên HOSE đóng góp hơn 574 triệu đơn vị, tương đương hơn 14.000 tỷ đồng về giá trị, tăng 15% so với phiên trước. Tính trên toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 724 triệu đơn vị, tương đương gần 17.300 tỷ đồng.
Khối ngoại đã quay trở lại mua ròng gần 110 tỷ đồng trên HOSE sau 4 phiên bán ròng liên tục. Trong đó, hoạt động giải ngân tập trung ở MWG (274 tỷ đồng), VCB (69 tỷ đồng), MSN (50 tỷ đồng).
Gây ấn tượng nhất trong phiên là VIC khi tăng vọt 5,83% sau thông tin tích cực về kết quả kinh doanh. Theo đó, trong quý I/2024, Vingroup ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.355 tỷ đồng.
Các cổ phiếu bất động sản giao dịch tương đối ảm đạm khi đa số biến động dưới 1%, kể cả 2 công ty “họ Vingroup” là VHM và VRE.
Ở nhóm ngân hàng, tình hình có phần tương tự khi đa số cũng biến động không tới 1%. Dẫu vậy, vẫn có những mã vọt lên như HDB tăng 4,89% và SHB tăng 3,15%.
Cổ phiếu chứng khoán chịu áp lực nhất định khi lộ trình vận hành KRX gặp trục trặc, tuy nhiên mức giảm tương đối nhẹ nhàng. Theo đó, SSI giảm 0,42%, VND giảm 1,67%, HCM giảm 0,92%. VCI thậm chí đứng giá tham chiếu.
Với nhóm sản xuất, MSN tiếp tục thể hiện phong độ trồi sụt khi giảm 1,32%. Ở chiều ngược lại, không ít mã tăng tốt như GVR tăng 2,04%, DGC tăng 2,33%, DPM tăng 1,12%, VCF tăng 3,83%… Nhìn chung, các mã tăng – giảm – đứng giá tham chiếu đan xen nhau khá đều.
Cổ phiếu năng lượng và hàng không giao dịch khá ảm đạm. Trái lại, cổ phiếu bán lẻ diễn biến khả quan khi MWG tăng 2,04%, FRT tăng 5,23%, PNJ tăng 0,85%, DGWtăng 1,2%.
Giavang.net