20 C
Hanoi
24/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

IMF: Kinh tế toàn cầu có cơ hội thoát khỏi suy thoái

Ngày 5/10, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định nhu cầu dịch vụ ngày càng lớn và những tiến triển trong kiềm chế lạm phát đang giúp nền kinh tế toàn cầu thêm cơ hội thoát khỏi suy thoái, song cảnh báo vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết, Mỹ đã quay trở lại con đường trước đại dịch, trong khi Ấn Độ và một số thị trường mới nổi khác cũng nổi bật. Mặc dù quá trình phục hồi diễn ra chậm nhưng nhu cầu về dịch vụ cao hơn dự kiến và những tiến bộ trong việc hạ nhiệt chi phí sinh hoạt đang ngày càng tăng.

“Điều này làm tăng cơ hội hạ cánh mềm cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng chúng ta không thể mất cảnh giác”, bà Kristalina Georgieva cho biết.

Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva

Bà cho biết, các cú sốc liên tiếp kể từ năm 2020 đã khiến thế giới thiệt hại 3.700 tỷ USD tổng sản lượng và sự chia cắt thế giới thành các khối kinh tế có nguy cơ làm suy yếu các cơ hội tăng trưởng, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi và đang phát triển, bao gồm cả châu Phi.

Bà cũng cảnh báo mối nguy hiểm từ sự suy thoái ở hầu hết các nước giàu và hoạt động kinh tế ở Trung Quốc dưới mức mong đợi. Bà Georgieva lặp lại cảnh báo của IMF từ tháng 4 rằng, tốc độ tăng trưởng toàn cầu hiện tại vẫn ở dưới mức trung bình 3,8% trong hai thập kỷ trước đại dịch và triển vọng tăng trưởng trung hạn đã suy yếu.

Bên cạnh đó, lạm phát dai dẳng đồng nghĩa với việc phải duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn và sự phân mảnh kinh tế có nguy cơ gây tác động nặng nề nhất đến các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Giám đốc IMF cho biết thêm rằng báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới của thể chế tài chính này, dự kiến được công bố ngày 10/10, sẽ phản ánh sự phục hồi chậm và không đồng đều với nhiều điểm khác biệt rõ rệt trong các xu hướng trên toàn cầu. Mặc dù vậy, nền kinh tế thế giới đã cho thấy khả năng phục hồi đáng chú ý, đồng nghĩa nền kinh tế có thể phục hồi chậm nhưng tránh được nguy cơ suy thoái.

Nhấn mạnh “chống lạm phát là ưu tiên số 1,” Giám đốc IMF lưu ý rằng giá cả hàng hóa tăng làm giảm sức mua của người tiêu dùng và làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, đồng thời tác động đến những người nghèo nhất trong xã hội khó khăn nhất.

Để kiểm soát lạm phát đòi hỏi phải duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn và một điều vô cùng quan trọng là phải tránh nới lỏng chính sách quá sớm để ngăn nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại.

Theo bà Georgieva, những kỳ vọng về khả năng “hạ cánh mềm” của nền kinh tế thế giới đã giúp làm tăng giá của nhiều loại tài sản khác nhau, song nếu lạm phát tăng mạnh trở lại sẽ có thể dẫn đến động thái siết chặt các điều kiện tài chính.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....