28 C
Hanoi
25/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Tin tức thị trường 24/7

VIP Tin 24/7: SPDR xả mạnh, vàng xác nhận tuần tệ nhất 2 tháng, Dow Jones đi ngược S&P và Nasdaq

ĐIỂM TIN KINH TẾ NỔI BẬT phiên 11/8

  • Mỹ: Số dư ngân sách liên bang tháng 7 ở mức -221.0 tỷ USD – thấp hơn kỳ vọng là -109.3 tỷ USD
  • Mỹ: PPI lõi tháng 7 tăng 0,3% hàng tháng và tăng 2,4% hàng năm, cao hơn dự báo là 0,2% và 2,3% tương ứng.
  • Mỹ: Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 7 tăng 0,3% hàng tháng và tăng 0,8% hàng năm, cao hơn dự báo là 0,2% và 0,7% tương ứng.
  • Mỹ: Kỳ vọng lạm phát 5 năm của Michigan tháng 8 ở mức 2,9% – tệ hơn dự kiến là 3,0%.
  • Mỹ: Kỳ vọng tiêu dùng của Michigan tháng 8 ở mức 67,3 – tệ hơn dự kiến là 68,1.
  • Mỹ: Tâm lý tiêu dùng của Michigan tháng 8 đạt 71,2 – tốt hơn dự kiến là 71.
  • Mỹ: Kỳ vọng lạm phát của Michigan tháng 8 ở mức 3,3% – tệ hơn dự kiến là 3,8%.
  • Nga: GDP quý II tăng 4,9% hàng quý – cao hơn dự báo là 4,7% và tốt hơn nhiều mức giảm 1,8% của quý I.

Nasdaq Composite lần đầu giảm 2 tuần liên tiếp

Những biến động trong tuần này cho thấy một giai đoạn khó khăn đối với thị trường chứng khoán sau kết quả mạnh mẽ trong nửa đầu năm. Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều đang thấp hơn so với hồi đầu tháng 8.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,6% còn 13.644,85 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,1% xuống 4.464,05 điểm. Trong khi, chỉ số Dow Jones tăng 105,25 điểm (tương đương 0,3%) lên 35.281,40 điểm. S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 0,3% và 1,9% trong tuần này. Cả 2 chỉ số này đều ghi nhận 2 tuần suy giảm liên tiếp – chuỗi lao dốc đầu tiên của Nasdaq Composite kể từ khi kết thúc chuỗi 4 tuần giảm liên tiếp hồi tháng 12/2022.

Dow Jones là một ngoại lệ trong 3 chỉ số chính, tăng 0,6% trong tuần này.

VanEck Semiconductor ETF (SMH) đã giảm 5,2% trong tuần này, ghi nhận kết quả tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2022.

Ngoài ra, cổ phiếu Disney nhảy vọt nhờ báo cáo lợi nhuận công bố vào ngày thứ Tư (09/08). Mặc dù giảm điểm trong phiên ngày thứ Sáu, cổ phiếu này vẫn tăng 3,2% trong tuần, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất của cổ phiếu Disney kể từ tháng 3/2023.

Mặc dù ghi nhận tuần giảm, chúng ta vẫn thấy rõ được sự phân hóa của các nhóm ngành trên S&P 500. Cổ phiếu năng lượng là điểm sáng nhất khi giá dầu liên tục chinh phục các mức cao mới.

Tỷ giá

Đóng phiên 11/8, Chỉ số DXY tăng 0,22 % lên 102,853. Tính chung cả tuần, chỉ số DXY tăng 0,83%.

Cặp EUR/USD giảm 0,33% về 1,09445. Tính chung cả tuần, cặp EUR/USD giảm 0,58%.

Cặp GBP/USD tăng 0,13% lên 1,26920. Tính chung cả tuần, cặp GBP/USD giảm 0,35%.

Cặp USD/JPY tăng 0,15% đóng phiên ở 144,932. Tính chung cả tuần, cặp USD/JPY tăng 2,29%.

Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm đóng phiên 11/8 tại 4,158% (+1,19% trong ngày). Tính chung cả tuần, Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm tăng 2,29%.

Dầu thô xác nhận mạch tăng tuần dài nhất hơn 1 năm qua

Giá dầu bật tăng trong ngày giao dịch cuối tuần sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo nhu cầu toàn cầu kỷ lục và nguồn cung thắt chặt, đẩy giá lên tuần tăng thứ bảy liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ năm 2022.

Giá dầu thô Brent giao sau tăng 41 cent, tương đương 0,5%, chốt phiên ở mức 86,81 USD/thùng, trong khi giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) kỳ hạn của Mỹ tăng 37 cent, tương đương 0,5%, đạt 83,19 USD. Tính chung cả tuần, giá cả hai loại dầu đều tăng khoảng 0,5%.

IEA ước tính nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục 103 triệu thùng/ngày vào tháng 6/2023 và có thể đạt đỉnh khác trong tháng này.

Trong khi dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu dầu thô tăng so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sụt 14.5% trong tháng 7, với lượng nhập khẩu dầu thô hàng tháng giảm so với mức cao gần kỷ lục hồi tháng 6 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2023.

Tăng không đáng kể ngày thứ Sáu, vàng xác nhận tuần tệ nhất gần 2 tháng qua

Giá vàng ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong 7 tuần, bị ảnh hưởng bởi đà tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu, khi nhà đầu tư xem xét số liệu lạm phát Mỹ mới nhất và chờ đợi nhiều dữ liệu kinh tế hơn vào cuối phiên.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao ngay tăng 0,04% lên $1913,04/oz, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 07/07 vào đầu phiên. Hợp đồng vàng tương lai giảm 0,18% còn $1945,4/oz. Vàng đã giảm 1,2% từ đầu tuần đến nay khi đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 4 tuần liên tiếp.

Quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới SPDR bán ra 3,75 tấn trong phiên thứ Sáu 11/8. Lượng vàng nắm giữ của quỹ hiện ở mức 899,63 tấn.

Kết luận

Các số liệu kinh tế Mỹ công bố phiên thứ Sáu 11/8 thực sự khiến giới đầu tư càng hoài nghi hơn về triển vọng chính sách tiền tệ của Mỹ thời gian tới. Dù lạm phát tiêu dùng giảm, chỉ số giá sản xuất tại Mỹ đã tăng trở lại, cao hơn dự báo, một phần do giá năng lượng cao hơn. Mặc dù vậy, Kỳ vọng lạm phát ngắn hạn và trung hạn đều thấp hơn kì vọng, cho thấy cơ hội Fed duy trì mức lãi suất hiện tại, ít nhất là trong năm 2023.

Xét riêng với vàng, thị trường đang chịu áp lực bán lớn từ nhà đầu tư tổ chức và sát với vùng đáy 1 tháng qua. Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ quá cao, đồng USD mạnh trên thị trường tiền tệ khiến cho dòng tiền rời bỏ kim loại quý là điều khá dễ hiểu.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....