25 C
Hanoi
23/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Tin tức thị trường 24/7

VIP Tin 24/7: Các NHTW trở lại mua ròng trong 6, chấm dứt chuỗi bán ròng kéo dài 3 tháng

Sau 3 tháng bán ròng, các ngân hàng trung ương đã trở lại vị thế mua ròng vàng trong tháng 6. Đáng chú ý, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa đóng vai trò then chốt trong hoạt động gom mua kim loại quý, theo dữ liệu từ Hội đồng vàng thế giới.

Trong báo cáo mới nhất của mình, WGC cho biết 6 ngân hàng trung ương đã mua vàng hồi tháng 6, chỉ có 2 ngân hàng ở vị thế bán trên thị trường. Báo cáo cho biết lượng mua ròng đạt 55 tấn. Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng thống trị thị trường sau khi mua 21 tấn vàng vào tháng 6, mở rộng đợt mua của mình lên 8 tháng liên tiếp.

Krishan Gopaul, nhà phân tích cao cấp tại WGC, cho biết:

Kể từ khi bắt đầu báo cáo mức tăng trưởng lượng vàng nắm giữ vào tháng 11/2022, dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng 165 tấn (+8%), trong đó 103 tấn đã được mua vào năm 2023, khiến họ trở thành người mua lớn nhất từ đầu năm đến nay.

Sau 3 tháng bán ra, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua lại 11 tấn vàng vào tháng 6. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đi một chặng đường rất dài để lấy lại lượng dự trữ vàng của họ như hồi đầu năm. Ngay cả sau khi mua vào tháng 6, ngân hàng trung ương nước này đã chứng kiến lượng vàng nắm giữ giảm tới 100 tấn trong năm nay.

Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải bán vàng để đáp ứng nhu cầu trong nước, do chính phủ đã thực hiện các bước hạn chế nhập khẩu vàng để kiểm soát thâm hụt thương mại. Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu bán lẻ trong nước khi người tiêu dùng tìm đến kim loại quý này để tự bảo vệ mình trước sự suy yếu của đồng tiền và lạm phát gia tăng đáng kể.

Ba Lan là ngân hàng trung ương thứ ba mà Gopaul nhấn mạnh trong báo cáo của mình sau khi họ gom 14 tấn vàng. Ông cho hay:

Đây là tháng thứ ba liên tiếp ngân hàng mua vào, năm ngoái ngân hàng này đã lên kế hoạch bổ sung 100 tấn vàng dự trữ. NBP đã bổ sung 48 tấn so với đầu năm, nâng tổng lượng vàng nắm giữ lên 277 tấn.

Những quốc gia khác cũng mua vàng trong tháng 6 là Uzbekistan với 8 tấn vàng; Cộng hòa Séc ghi nhận dự trữ vàng tăng 3 tấn, Qatar mua 2 tấn vàng và Ấn Độ mua 1 tấn.

Báo cáo cho biết Kazakhstan Singapore là những quốc gia bán ròng đáng kể duy nhất trong tháng 6.

Dự trữ vàng chính thức của Kazakhstan giảm 3 tấn. Gopaul lưu ý rằng theo nhận xét từ ngân hàng trung ương của quốc gia này, khả năng họ sẽ tiếp tục là người bán vàng trong năm 2023.

Cuối cùng, báo cáo cho biết Cơ quan tiền tệ Singapore đã giảm dự trữ vàng 1 tấn trong tháng. Bất chấp áp lực bán ra trong tháng 6, Singapore vẫn là nước mua vàng lớn do dự trữ của nước này đã tăng hơn 71 tấn trong năm nay.

Các giao dịch mua của ngân hàng trung ương vào tháng 6 phù hợp với xu hướng rộng lớn hơn trên thị trường. Tuần trước, WGC cho biết nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương trong quý II đạt tổng cộng 102,9 tấn, giảm 39% so với nhu cầu chưa từng có được báo cáo trong quý II năm 2022.

Tuy nhiên, do nhu cầu kỷ lục trong quý đầu tiên, nhu cầu của ngân hàng trung ương trong nửa đầu năm 2023 vẫn ở ngưỡng cao kỉ lục.

Juan Carlos Artigas, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại WGC chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Kitco News:

Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã nói rằng nhu cầu vàng của các Ngân hàng trung ương có thể không nhất thiết phải đạt được mức như chúng ta đã thấy vào năm 2022, nhưng chúng tôi kỳ vọng lĩnh vực đó sẽ vẫn khá lành mạnh.

Mặc dù nhu cầu của ngân hàng trung ương đang giảm so với mức tăng đột biến chưa từng thấy vào năm ngoái, nhưng các nhà phân tích cho rằng lĩnh vực này của thị trường sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vững chắc trong suốt thời gian còn lại của năm.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....