Giá cà phê hôm nay (25/11) giảm mạnh trong nước, thị trường thế giới biến động trái chiều. Giá Robusta đã “hạ nhiệt” khi có thêm nhiều thông tin hàng vụ mới của Việt Nam đã gần ra thị trường.
Giá cà phê trong nước
Tại các vùng trồng trọng điểm, giao dịch cà phê trong khoảng 40.400 – 41.200 đồng/kg.
Với vụ cà phê mới ở Việt Nam, do thời tiết và các biện pháp phòng chống dịch nên tiến độ thu hái bị chậm và dự kiến sẽ kéo dài gấp đôi mọi năm. Trong khi đó, mối lo nhân công vẫn đang khiến người nông dân trồng cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên như ”ngồi trên lửa”.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh với diện tích khoảng 131.000ha. Mùa vụ năm 2021 này, sản lượng toàn tỉnh ước đạt 332.000 tấn và cần khoảng 13 triệu ngày công lao động thu hái cà phê. Tuy nhiên, lực lượng lao động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Do đó, tình trạng thiếu hụt nhân công thu hái cà phê có thể xảy ra.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 giảm 16 USD/tấn ở mức 2.281 USD/tấn, giao tháng 3/2022 giảm 12 USD/tấn ở mức 2.222 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 3,75 cent/lb ở mức 246,3 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 3,35 cent/lb ở mức 245,4 cent/lb.
Trong phiên vừa qua, giá cà phê Arabica tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất 10 năm qua, trong khi đó Robusta có lúc đã vượt khỏi mốc 2.300 USD/tấn, nhưng rồi kết thúc phiên lại giảm.
rong phiên vừa qua, giá cà phê Arabica tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất 10 năm qua, trong khi đó Robusta có lúc đã vượt khỏi mốc 2.300 USD/tấn, nhưng rồi kết thúc phiên lại giảm. Tuy cà phê trên sàn London biến động nhẹ, nhưng cà phê trong nước lại giảm khá sâu, trung bình mất 600 – 800 đồng/kg.
Giá Robusta đã “hạ nhiệt” khi có thêm nhiều thông tin hàng vụ mới của Việt Nam đã gần ra thị trường.Nhìn chung, đà tăng của cà phê do lo ngại nguồn cung toàn cầu sụt giảm vì thời tiết bất lợi và nhất là gián đoạn chuỗi cung ứng vì dịch bệnh vẫn còn dai dẳng, bất chấp báo cáo mới nhất của USDA cho thấy sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ mới 2021/2022 không thiếu hụt đến mức “nghiêm trọng”.
Thị trường cà phê và hàng hóa nói chung đang được hưởng lợi nhờ lượng tiền từ ngân hàng trung ương các nước tung ra để góp phần ngăn ngừa lạm phát, kích cầu nền kinh tế sau nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này giống như “bong bóng”, một khi chuỗi cung ứng được khai thông thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhất là các thị trường cà phê với giá trừ lùi (dif.) cao ngất ngưởng như hiện nay.
Giavang.net