20 C
Hanoi
23/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Chứng khoán Chứng khoán Thế giới Tin mới nhất

Phiên 6/7: S&P 500 tạm nghỉ, Nasdaq lên kỉ lục mới; Dầu thô tăng nhanh rồi quay đầu lao dốc

Nền kinh tế Mỹ đón một loạt tin xấu khi mở cửa trở lại sau dịp nghỉ lễ Độc lập.

  • Chỉ số PMI hỗn hợp của Markit tháng 6 giảm về 63,7 điểm; thấp hơn dự báo của Investing là 63,9 điểm và số liệu tháng 5 là 68,7 điểm.
  • Chỉ số PMI phi sản xuất của ISM tháng 6 giảm về 60,1 điểm; thấp hơn dự báo của Investing là 63,5 điểm và số liệu tháng 5 là 64,0 điểm.
  • Hoạt động kinh doanh phi sản xuất ISM tháng 6 giảm về 60,4 điểm; thấp hơn dự báo của Investing là 66,4 điểm và số liệu tháng 5 là 66,2 điểm.

Phố Wall trái chiều, chỉ số VIX lên cao nhất 2 tuần

Đóng cửa phiên giao dịch thứ Ba, chỉ số Dow Jones giảm 208,98 điểm, tương đương 0,6%, xuống 34.577,37 điểm.

S&P 500 giảm 8,8 điểm, tương đương 0,2%, xuống 4.343,54 điểm, kết thúc đợt tăng 7 phiên liên tiếp.

Nasdaq tăng 24,32 điểm, tương đương 0,17%, lên 14.663,64 điểm, vượt đỉnh lịch sử 14.639,33 điểm thiết lập hôm 2/7.

Chỉ số CBOE VIX, thước đo sự sợ hãi trên Phố Wall, tăng 1,37 điểm lên 16,44 điểm, cao nhất hai tuần, phản ánh lo ngại của nhà đầu tư.

Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 6/7 là 10,12 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với trung bình 10,8 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên trước đó.

Dầu thô giảm sâu dù từng có lúc chạm mức cao nhất 6 năm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/7, giá dầu thô Brent giảm 2,63 USD/thùng, tương đương 3,4%, xuống 74,53 USD, dù trong phiên có lúc đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2018, là 77,84 USD/thùng.

Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) cũng giảm 1,79 USD (tương đương 2,4%) xuống 73,37 USD/thùng, sau khi có thời điểm đạt 76,89 USD, cao nhất kể từ tháng 11/2014 (hơn 6 năm).

Việc giá dầu biến động mạnh trong phiên vừa qua chủ yếu do OPEC không đạt được thỏa thuận về sản lượng dầu mỏ trong thời gian tới.

“Thị trường lo ngại rằng UAE sẽ can thiệp và đơn phương bổ sung dầu vào sản lượng, và những thành viên khác của OPEC cũng sẽ làm theo”, Bob Yawger, Giám đốc phụ trách mảng năng lượng kỳ hạn của Mizuho, ​​cho biết.

Trước đó, ngày 5/7, các Bộ trưởng OPEC+ (bao gồm Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, Nga và một số nước sản xuất dầu khác) đã từ bỏ cuộc đàm phán sau khi Saudi Arabia – nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất OPEC – và Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) bị chia rẽ về quan điểm. Trước đó, cuộc đàm phán lẽ ra diễn ra vào ngày 1/7, nhưng đã liên tục bị hoãn lại.

Giavang.net tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....