25 C
Hanoi
24/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Phân tích Phân tích - Chiến lược Phân tích Vàng Tin mới nhất

WGC: Hoạt động mua vàng trang sức, vàng miếng bù đắp dòng vốn chảy khỏi các quỹ ETF

Theo nghiên cứu mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), thị trường vàng đã trở lại trạng thái cơ bản trong quý đầu tiên của năm 2021 khi nhu cầu lớn về đồ trang sức, vàng thanh vật chất và tiền xu đã bù đáp sự sụ giảm mạnh trong nhu cầu đầu tư.

Trong báo cáo Xu hướng Nhu cầu Toàn cầu hàng quý của mình, WGC cho biết nhu cầu vật chất đối với kim loại quý này đạt tổng cộng 815,7 tấn, hầu như không thay đổi so với quý IV năm 2020. Tuy nhiên, tổng cầu đã giảm 23% so với quý IV năm ngoái.

Trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, Juan Carlos Artigas, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Hội đồng Vàng Thế giới, cho rằng sự dịch chuyển nhu cầu trên thị trường vàng tiếp tục chứng tỏ tính hai mặt quý giá như một tài sản chiến lược quan trọng. Ông lập luận:

Nhu cầu đầu tư có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giá cả, nhưng bạn cũng không nên hoàn toàn coi thường những gì đang xảy ra ở các lĩnh vực khác của thị trường vì chúng cũng có thể tạo ra hỗ trợ cho giá. Đó là những gì chúng ta đang thấy trong thực tế ngay bây giờ.

Giá vàng bình quân 3 tháng đầu năm 2021 cao hơn 13% so với quý I năm ngoái. Tuy nhiên, giá lại giảm 4% so với quý trước.

Artigas nói rằng nghiên cứu cho thấy đầu tư vàng toàn cầu đang chuyển khỏi định vị chiến thuật khi dòng tiền chảy ra khỏi các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng. Đồng thời, người tiêu dùng đang phát triển chiến lược mua hàng hơn, tận dụng lợi thế của giá thấp hơn để mua kim loại vật chất dưới dạng đồ trang sức, vàng thanh và tiền xu. Artigas nhấn mạnh:

Sự hỗ trợ từ nhu cầu tiêu dùng mới đã tạo ra nền tảng quan trọng cho vàng, nếu không giá có thể sẽ giảm sâu hơn. Đương nhiên, chúng ta đã nhìn thấy sự tháo chạy của nhu cầu đầu tư nhưng chúng ta cũng nhận thấy sự tăng trưởng tích cực của nhu cầu trong các lĩnh vực khác.

Nhìn vào nhu cầu đầu tư đối với vàng thanh vật chất, WGC cho biết người tiêu dùng đã mua tổng cộng 339,5 tấn trong 3 tháng đầu năm, tăng 36% so với quý đầu tiên của năm 2020. Báo cáo cho biết đây là mức cao nhất của của nhu cầu vàng thanh và vàng xu kể từ quý IV năm 2016.

Các nhà phân tích cho biết trong báo cáo:

Việc canh mua vàng khi giá thấp ở các thị trường quan trọng, đặc biệt là Trung Quốc, là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực có nhu cầu này khi giá vàng giảm nhiều so với mức đỉnh năm 2020. Nỗi sợ hãi trước áp lực lạm phát gia tăng là một động lực bổ sung, khi các nền kinh tế trên thế giới phản ứng với các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ khổng lồ được đưa ra để chống lại những tác động tồi tệ nhất của đại dịch.

Nhu cầu về vàng thanh vật chất và tiền xu giúp bù đắp sự sụt giảm đáng kể trong nhu cầu đầu tư. Báo cáo cho biết đầu tư vào ETF được hỗ trợ bằng vàng đã chứng kiến dòng vốn chảy ra 177,9 tấn, giảm đáng kể so với 299,1 tấn dòng vốn chảy vào trong quý đầu tiên của năm 2020. Theo các nhà phân tích:

Dòng tiền chảy ra nhanh chóng tăng lên trong suốt quý do kỳ vọng lạm phát – và mở rộng, kỳ vọng về lãi suất cao hơn – được giải phóng. Dòng tiền có cường độ lớn như thé này được chứng kiến lần cuối vào quý IV năm 2016, thời điểm mà có sự đánh giá lại tương tự về diễn biến tăng trưởng và lãi suất dự kiến của Hoa Kỳ.

Mặc dù nhu cầu đầu tư vàng và giá đều gặp khó khăn trong quý đầu tiên của năm 2021, Artigas cho rằng thị trường vẫn có thể phục hồi khá nhanh. Ông nhận định việc lợi suất Trái phiếu tăng sốc vào đầu năm có tác động đáng kể đến thị trường vàng, nhưng những khó khăn đó sẽ tiếp tục giảm bớt trong suốt phần còn lại của năm. Theo chuyên gia nghiên cứu:

Tôi nghĩ các nhà đầu tư sẽ quay lại với vàng khi Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp. Lợi suất trái phiếu không thể tăng vô thời hạn. Tại một số thời điểm nếu lợi suất tăng quá nhiều, chúng tôi hy vọng Fed sẽ can thiệp để giữ cho lãi suất được cố định.

Artigas nói thêm rằng ngay cả khi lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng cao, áp lực lạm phát gia tăng sẽ đồng nghĩa với việc lãi suất thực sẽ vẫn ở mức thấp trong lịch sử.

WGC cũng báo cáo nhu cầu vàng trang sức phục hồi. Theo dữ liệu người tiêu dùng đã mua 477,4 tấn trong quý đầu tiên, tăng 52% so với quý đầu tiên của năm 2020.

Tuy nhiên, WGC cho biết trong khi nhu cầu đồ trang sức đã được cải thiện, vẫn còn một chặng đường dài để quay trở lại mức trước đại dịch. Các nhà phân tích tại WGC nhấn mạnh:

So sánh dài hạn cho thấy nhu cầu đồ trang sức vẫn tương đối thấp, thấp hơn mức trung bình hàng quý trong 5 năm trước là 505,9 tấn. Và nó cũng vẫn thấp hơn mức trung bình của quý I hàng năm.

Trụ cột hỗ trợ quan trọng thứ ba trên thị trường vàng vẫn là nhu cầu của ngân hàng trung ương. Hội đồng vàng thế giới cho biết các ngân hàng trung ương đã mua ròng tổng cộng 95 tấn vàng trong quý 1, giảm 23% so với quý 1 năm 2020.

Mặc dù nhu cầu của ngân hàng trung ương khởi đầu chậm lại trong năm, Artigas nói rằng họ vẫn kỳ vọng các ngân hàng trung ương mua ròng vàng. Theo WGC:

Các giao dịch mua và bán đáng kể từ một nhóm nhỏ các ngân hàng thị trường mới nổi tiếp tục thúc đẩy nhu cầu tổng thể của ngân hàng trung ương.

Một đặc điểm thú vị mà WGC nhấn mạnh về nhu cầu của ngân hàng trung ương trong quý đầu tiên là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tăng dự trữ vàng thêm 80 tấn do chính phủ chuyển giao giữa các bộ phận. Các nhà phân tích lập luận:

Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản được giữ tại ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính, và việc mua vàng này đã được chuyển vào tài khoản dự trữ ngoại hối của Nhật Bản. Vì đây là hoạt động chuyển giao vàng liên chính phủ chứ không phải là giao dịch mua mới, nên nó chưa được tính vào số nhu cầu ròng của ngân hàng trung ương được báo cáo của chúng tôi trong quý I.

Artigas nói thêm rằng nếu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không nghĩ rằng vàng sẽ hữu ích thì chính phủ đã không thực hiện việc chuyển nhượng. Vị này bày tỏ góc nhìn:

Chúng ta có thể thấy rằng các ngân hàng trung ương cho rằng vàng có mục đích là tài sản dự trữ và có thể là một công cụ hữu ích.

Nhìn vào nguồn cung vàng, WGC cho biết nguồn cung vàng toàn cầu đạt tổng cộng 1.092 tấn, tăng 4% so với quý đầu tiên của năm 2020. Tuy nhiên, tổng nguồn cung khai thác thực tế đã tăng 4% lên 851 tấn do các nhà sản xuất tiếp tục làm việc trong năm ngoái cho dù Covid-19 tạo ra gián đoạn. Các nhà phân tích cho biết:

Sự sụt giảm tổng thể về nguồn cung trong quý đầu tiên cho thấy tầm quan trọng của việc tái chế và bảo hiểm rủi ro của nhà sản xuất đối với thị trường vàng.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....