23 C
Hanoi
23/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Tiêu điểm Tin mới nhất

Covid-19: Dịch bệnh tấn công Mỹ, châu Âu lo ngại mất kiểm soát

Tính tới 6h sáng 27/10 (giờ Việt nam), thế giới ghi nhận 368.178 trường hợp mắc COVID-19 và 4.332 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 43,7 triệu người.

Theo thống kê của Reuters , trung bình bảy ngày số ca mắc mới hàng ngày ở Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục 69.494 , trong khi số ca tử vong, dao động khoảng 800 ca mỗi ngày, đang có xu hướng tăng lên. Hơn 41.500 bệnh nhân COVID-19 nhập viện – đang ở mức cao nhất trong hai tháng, làm căng thẳng hệ thống chăm sóc sức khỏe ở một số bang.

Văn phòng Phó tổng thống Pence thành ổ dịch Covid-19 mới. Ít nhất 5 trợ lý và cố vấn của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã mắc Covid-19. Nhân viên thân cận với ông Trump thừa nhận tổng thống đã cố gắng che giấu tin tức này.

Trong bối cảnh ngày bầu cử 3/11 đang đến gần, đợt bùng phát Covid-19 mới tại Nhà Trắng phản ánh sự lúng túng trong khâu chống dịch của chính quyền Tổng thống Trump, tờ Washington Post nhận định.

Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows thừa nhận rằng chính quyền Mỹ không có ý định ngăn chặn cuộc khủng hoảng Covid-19.

Trước đó, trong buổi tiếp xúc cử tri ở New Hampshire hôm 25/10, Tổng thống Trump khẳng định rằng đại dịch Covid-19 ở Mỹ “đang dần đi đến hồi kết”. Tuy nhiên, ổ dịch mới tại văn phòng Phó tổng thống Pence khiến dư luận hoài nghi về tuyên bố này của ông Trump.

châu Âu, tình hình cũng vô cùng tồi tệ khi một loạt các quốc gia báo cáo mức tăng kỷ lục.

Dẫn đầu là Pháp, lần đầu tiên tăng hơn 50.000 trường hợp hàng ngày vào Chủ nhật – 25/10, trong khi châu lục này đã vượt qua ngưỡng 250.000 ca tử vong. Số người nhiễm bệnh ở Ba Lan tăng gấp đôi chỉ trong vòng chưa đầy ba tuần. Tại CH Séc, đất nước 10,7 triệu dân có tới trên 258.000 người mắc COVID-19.

Eric Caumes, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới tại Bệnh viện Pitié-Salpêtrière ở Paris (Pháp), hôm 26-10 cảnh báo Pháp có thể “mất kiểm soát dịch bệnh”, đề xuất cần phải đóng cửa đất nước một lần nữa.

Số ca mắc mới COVID-19 trong ngày tại Nga đã tăng lên mức cao chưa từng thấy với 17.347 ca ngày 26/10, trong đó 5.224 ca tại thủ đô Moscow, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên 1.531.224 ca. Cũng trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 219 ca tử vong, nâng tổng số ca không qua khỏi tại đây lên 26.269 ca.

Trước tình hình ảm đạm này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều đưa ra cảnh báo. Giám đốc ECDC Andrea Ammon nói châu Âu đang đối mặt mối đe dọa lớn với sức khỏe cộng đồng và đang ở trong tình hình dịch bệnh rất lo ngại. Các nước Liên minh châu Âu (trừ Síp, Estonia, Phần Lan và Hy Lạp) đều ở trong danh sách đặc biệt lo ngại. Toàn bộ châu Âu chiếm tới 46% tổng ca bệnh toàn cầu và gần 1/3 tổng số ca tử vong.

Châu Âu đã phung phí cơ hội chống Covid-19 trong mùa hè

Sau khi ca nhiễm nCoV giảm nhờ nhiều tháng áp đặt hạn chế nghiêm ngặt vào mùa xuân, các lãnh đạo châu Âu nhanh chóng tăng tốc mở cửa lại xã hội để cố gắng thúc đẩy phục hồi kinh tế. Nhưng các ổ dịch vẫn tồn tại và ít quốc gia áp dụng các hệ thống đầy đủ để theo dõi và ngăn chặn các đợt bùng phát địa phương. Điều càng làm vấn đề tồi tệ hơn là ở một số khu vực, tỷ lệ lây nhiễm không bao giờ giảm xuống mức các hệ thống như vậy có thể hoạt động hiệu quả.

Hậu quả là một làn sóng lây nhiễm thứ hai đang lan khắp lục địa, đặt ra nguy cơ châu Âu sẽ phải sống chung với tỷ lệ lây nhiễm cao trong năm tới.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Việc từ bỏ nỗ lực kiểm soát COVID-19 là rất nguy hiểm.

Trong tuyên bố ngày 26/10, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo việc từ bỏ những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là điều nguy hiểm, đồng thời hối thúc các nước không từ bỏ những nỗ lực này.

Theo ông, lãnh đạo các nước cần có hành động nhanh chóng để tiêu diệt virus cũng như ổn định cuộc sống và kế sinh nhai của người dân.

Ông Meadow cho biết Mỹ sẽ không kiểm soát dịch bệnh mà tập trung vào nỗ lực có vắcxin, liệu pháp điều trị và các biện pháp giảm nhẹ khác.

Ông Tedros bày tỏ sự nhất trí với quan điểm của Mỹ chú trọng công tác giảm nhẹ dịch bệnh, song nhấn mạnh việc giảm nhẹ và kiểm soát dịch bệnh không mâu thuẫn và có thể được thực hiện cùng lúc.

Tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....