Đối với những nhà đầu tư, thương nhân và người tham gia thị trường tích cực giao dịch hoặc đầu tư vào vàng, vài ngày giao dịch vừa qua đã thực sự mang tính lịch sử.
Hôm thứ Ba, hợp đồng tương lai vàng lần đầu tiên kể từ năm 2011 đã đóng cửa vững chắc trên mức tâm lý và kháng cự quan trọng $1800/oz. Điều đó đã được theo dõi trong suốt phiên thứ Tư khi giá vàng kì hạn hoặc giao ngay đều giao dịch trên $1800/oz. Kể từ khi vàng chạm mức cao nhất mọi thời đại trong năm 2011, đây là lần đầu chúng ta thấy giá giao dịch trên $1800.
Cuộc chạy đua lịch sử vào giữa năm 2011 đã đưa giá vàng trong một thời gian ngắn vượt $1900 lên mức cao kỷ lục khoảng $1920. Tuy nhiên, mức giá đó là không bền vững. Trên thực tế, có 2 lần trong tháng 8 và tháng 9 năm 2011, vàng được giao dịch trên $1900, nhưng đóng cửa dưới mức đó.
Trong thời gian chạy đến mức giá kỷ lục, ngưỡng đóng cao nhất của vàng được ghi nhận là $1898. Tiếp theo là một đỉnh ba ở mức $1800/oz, với đỉnh thứ ba xảy ra vào tháng 10/2012. Điều tiếp theo là sự điều chỉnh nhiều năm đẩy giá vàng về $1040/oz vào cuối năm 2015.
Xu hướng leo đỉnh lịch sử của vàng xảy ra là kết quả trực tiếp của các hành động từ Cục Dự trữ Liên bang. Vào tháng 11/2009, Cục Dự trữ Liên bang đã phản ứng với suy thoái kinh tế gây ra bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bằng cách bắt đầu nới lỏng định lượng (gọi là QE1). Để kích thích nền kinh tế, Fed đã bắt đầu một chương trình bổ sung hơn 2 nghìn tỷ USD vào nguồn cung tiền và tại thời điểm đó là sự mở rộng lớn nhất của bất kỳ chương trình kích thích kinh tế nào trong lịch sử. Kết quả là bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng gấp đôi từ 2,106 nghìn tỷ vào tháng 11/2008 lên 4,486 nghìn tỷ vào tháng 10/2014.
Đà bứt phá gần đây của quý kim bắt đầu vào tháng 3 khi vàng được giao dịch với giá $1450 và hiện là trên $1800/oz cũng là kết quả trực tiếp của các hành động từ Cục Dự trữ Liên bang và Kho bạc Hoa Kỳ. Để đối phó với đại dịch Covid-19 toàn cầu, Cục Dự trữ Liên bang đã bắt đầu nới lỏng định lượng lần đầu tiên kể từ khi họ kết thúc QE3 trong quý cuối năm 2014.
Nhằm ứng phó với đại dịch toàn cầu, Cục Dự trữ Liên bang đã bổ sung 3 nghìn tỷ đô la vào bảng cân đối kế toán của họ bằng việc mua chứng khoán được thế chấp, trái phiếu kho bạc và trái phiếu doanh nghiệp của Hoa Kỳ. Kho bạc Hoa Kỳ đã phân bổ thêm 3 nghìn tỷ USD để tài trợ cho Đạo luật cứu trợ thảm họa dịch Covid-19 (tiếng Anh: Coronavirus Aid, Relief, and Economic Security Act; viết tắt: CARES Act), một gói viện trợ được thông qua bởi Hạ viện và Thượng viện.
Trong khi cộng đồng đầu tư đã vượt qua nhiều cuộc suy thoái tài chính, phản ứng với đại dịch đưa chúng ta vào một vùng đất mới chưa từng được khám phá. Trong khi nhiều nơi trên thế giới đã chứng kiến số ca bệnh hàng ngày được báo cáo giảm, tổng số ca nhiễm coronavirus tại Hoa Kỳ hiện đã vượt quá 3 triệu. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu ở Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci, hôm thứ Ba đã cảnh báo rằng “Sẽ là rất sai lầm khi tự an ủi bằng tỷ lệ tử vong thấp hơn”. Trên thực tế, ông cảnh báo rằng nước Mỹ vẫn có thể ở trong làn sóng đầu tiên của đại dịch này ở Hoa Kỳ. Điều đó nói rằng sẽ là không thực tế khi tin rằng kinh tế phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, sự phục hồi gần đây trong chứng khoán Hoa Kỳ là không bền vững. Cũng không thực tế khi tin rằng sẽ có thêm sự kích thích của cả Cục Dự trữ Liên bang và Kho bạc Hoa Kỳ nếu đại dịch mất nhiều thời gian hơn để ngăn chặn hơn dự đoán.
Cho đến khi có một loại vắc-xin hiệu quả thì đại dịch này sẽ kéo dài. Như vậy, chúng ta có thể thấy vàng ở thế rất thách thức tăng, và vượt qua mức cao kỷ lục mọi thời đại.
Giavang.net