Nhà đầu tư hiện vẫn băn khoăn với việc số lượng các ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại Mỹ tăng chóng mặt tại Mỹ và Tây Âu. Trong cuộc họp báo vào tối ngày Chủ Nhật, Tổng thống Mỹ Donal Trump cho biết ông đã tiếp tục duy trì chính sách giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 30/4/2020.
Tổng thống Trump tuyên bố rằng tỷ lệ tử vong sẽ tăng lập đỉnh trong 2 tuần tới nữa và Mỹ sẽ hồi phục vào đầu tháng 6/2020.
Phố Wall tăng điểm mạnh nhờ các cổ phiếu tên tuổi
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 690,7 điểm, tương đương 3,19%, lên 22.327,48 điểm. S&P 500 tăng 85,18 điểm, tương đương 3,35%, lên 2.626,65 điểm. Nasdaq tăng 271,77 điểm, tương đương 3,62%, lên 7.774,15 điểm.
Các cổ phiếu công nghệ như Microsoft, Alphabet và Amazon dẫn dắt thị trường đi lên. Microsoft nhảy vọt 7% trong khi Alphabet và Amazon tăng lần lượt 3,3% và 3,4%.
S&P lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tăng 4,67% nhờ lực kéo từ Johnson&Johnson và Abbot Laboratories. Giá cổ phiếu Johnson&Johnson tăng 8% sau khi chính phủ Mỹ có kế hoạch tài trợ công ty trong việc thiết lập năng lực sản xuất vắc xin phòng virus corona đang được nghiên cứu. Giá cổ phiếu Abbott Laboratories tăng 6,41% nhờ công ty được cấp phép thực hiện một thử nghiệm chẩn đoán Covid-19.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 30/3 là 12,19 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình 15,81 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên trước đó.
Dầu thô WTI từng có lúc rớt mốc 20USD
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex rớt 1,42 USD (tương đương 6,6%) xuống 20,09 USD/thùng, sau khi dao động tại mức thấp 19,27 USD/thùng trong phiên.
Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn Luân Đôn sụt 2,17 USD (tương đương 8,7%) xuống 22,76 USD/thùng. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào cuối phiên ngày thứ Ba (31/03).
Hợp đồng dầu WTI đóng cửa tại mức thấp nhất kể từ tháng 02/2002, còn hợp đồng dầu Brent đánh dấu mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 11/2002, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.
Từ đầu tháng đến nay, dầu WTI và dầu Brent đều lao dốc khoảng 55%.
Ả-rập Xê-út hôm thứ Sáu (27/03), cho biết nước này không có thảo luận với Nga về mức sản lượng dầu, các báo cáo đưa tin, bất chấp lời kêu gọi của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng 2 nước nên chấm dứt bất đồng, vốn góp phần nới rộng đà lao dốc của giá dầu trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu giữa đại dịch. Moscow hồi đầu tháng 3/2020 đã từ chối lời kêu gọi của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đối với các thành viên và đồng minh nhằm gia tăng cắt giảm sản lượng. Ả-rập Xê-út đã trả đũa bằng cách khiến dầu rớt giá và chuyển sang tăng sản lượng khi 2 nước, và một số nhà sản xuất chủ chốt khác, tranh giành thị phần.
Giavang.net tổng hợp