Yếu tố mang tính mùa vụ (những tháng mùa hè diễn biến giá vàng thường trầm lắng) có thể ảnh hưởng đến thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, một công ty thương mại châu Á nhìn thấy tiềm năng dài hạn của kim loại quý vàng.
Mặc dù đã bị bán tháo mạnh vào đầu tháng trước, các nhà phân tích tại WingCapital Investments cho biết trong một bài bình luận gần đây trên Seeking Alpha rằng, giá vàng vẫn duy trì trong xu hướng tăng với sự hỗ trợ quan trọng được xác nhận ở mức trung bình động 50 tuần.
Trong khi nhiều nhà phân tích đang lạc quan về quý kim sau việc Cục Dự trữ Liên bang công bố chương trình nới lỏng định lượng kết thúc mở vào đầu tuần trước, thì WingCapital cho biết rằng điều mà họ đang chú ý đến là khoản nợ của Mỹ tăng so với GDP. Họ nói rằng đây sẽ là một yếu tố lớn hơn đối với vàng so với chính sách tiền tệ chưa từng có của Cục Dự trữ Liên bang. WingCapital Investments chia sẻ:
Về mặt lịch sử, chúng tôi nhận thấy rằng mức thâm hụt so với GDP thể hiện mối tương quan thậm chí cao hơn so với quy mô của bảng cân đối kế toán của Fed. Cụ thể, chúng tôi quan sát rằng đợt tăng giá thế tục trước đó của vàng đã kết thúc khi thâm hụt/GDP bắt đầu giảm và không chạm đáy cho đến khi tỷ lệ giảm mạnh trong năm 2016.
Trong môi trường này, các nhà phân tích cho rằng giá vàng có thể tăng lên $3000/oz trong 3 năm tới.
Các ý kiến được đưa ra khi Quốc hội đề xuất gói viện trợ kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ đô la, được thông qua vào thứ Sáu tại Hạ viện và dự kiến sẽ được Tổng thống Donald Trump ký vào luật ngay khi có thể. Đây sẽ là gói giải cứu lớn nhất của chính phủ trong lịch sử xứ sở cờ hoa. Các nhà phân tích cho biết:
Không phải ngẫu nhiên mà giá vàng trở nên mạnh mẽ trở lại khi chi tiêu của chính phủ bắt đầu tăng trở lại.
Về việc chi tiêu dẫn tới thâm hụt cao (tỷ lệ % so với GDP) sẽ tăng tới mức nào, các nhà phân tích nói rằng nó có thể ngang bằng với mức độ chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai. Vào năm 1940, trong cuộc chiến, nợ đã tăng lên gần 30% so với GDP.
So sánh, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nợ đã tăng lên khoảng 10% GDP. Một số nhà kinh tế đã nói rằng thâm hụt có thể tăng từ 10% đến 14% GDP trong giai đoạn hiện tại. Theo các nhà phân tích:
Tuy nhiên, khi mọi thứ chỉ mới bắt đầu, chúng tôi cho rằng sẽ có những bước nhảy theo xu hướng đám đông. Về triển vọng giá cả, sử dụng thị trường tăng giá sau khủng hoảng tài chính năm 2008 làm kim chỉ nam, trong đó vàng tăng gấp đôi sau thất bại của Lehman trong vòng 3 năm sau đó, $3000 sẽ là mục tiêu dài hạn hợp lý theo quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng bất kỳ sự sụt giảm nào do sự yếu kém theo mùa hoặc bán liên quan đến thanh lý từ các nhà đầu cơ lớn sẽ là cơ hội mua để tích lũy các vị thế dài hạn.
Giavang.net