Chín tháng đầu năm 2019, nguồn cung thị trường BĐS ở Hà Nội và TPHCM giảm mạnh, giá nhà ở tăng cao do thủ tục pháp lý dự án ách tắc…
Một thực trạng dễ nhận thấy trên thị trường bất động sản TP.HCM và Hà Nội, đó là nguồn cung mới sụt giảm mạnh và đang có sự “lệch pha” nguồn cung bất động sản cao cấp.
Theo HoREA, thị trường bất động sản (BĐS) TP. HCM hiện nay vẫn còn nằm trong chu kỳ phục hồi sau “giai đoạn đóng băng 2011-2013” và tình thế khó khăn hiện nay chỉ là nhất thời. Do thị trường BĐS có “độ trễ”, nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các vướng mắc và điểm nghẽn hiện nay, tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ tiếp tục, dẫn đến một số doanh nghiệp (DN) BĐS gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể phá sản.
Chín tháng đầu năm, các DN xây dựng bị sụt giảm khoảng 30-50% hợp đồng xây lắp, các nhà cung cấp thiết bị, vật tư bị sụt giảm doanh thu, DN sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng sản xuất cầm chừng, người lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập; các ngân hàng thương mại có thể khó thu hồi nợ… Đó là tác động có tính dây chuyền một khi thị trường BĐS sụt giảm.
Số liệu từ Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho thấy, năm 2018 số lượng dự án nhà ở hoàn thành cao nhất với 61 công trình trên diện tích 187ha với 35.370 căn nhà. Trong đó có 32.167 căn hộ chung cư, gấp 2,3 lần về số lượng, gấp 2,5 lần về diện tích đất sử dụng, gấp 1,9 lần tổng diện tích sàn xây dựng so với năm 2017.
Nhưng 9 tháng của năm 2019, số nhà ở hoàn thành đã sụt giảm mạnh, chỉ có 17 khu nhà ở trên 111ha với 12.453 căn nhà, trong đó có 10.085 căn hộ chung cư, chỉ bằng khoảng 36% về số lượng chung cư, bằng khoảng 79% về diện tích đất sử dụng đất, khoảng 47% về số căn nhà và chỉ bằng khoảng 49% tổng diện tích sàn xây dựng so với năm 2018. Đồng thời, 9 tháng của năm 2019 chỉ có 32 khu nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn, với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018. Trong đó, có đến 31 dự án nhà ở quy mô nhỏ và trung bình, nhưng có một dự án khu đô thị tại quận 9 với 10.007 căn hộ.
Nhận định về thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết: “Khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị “ách tắc”, “đứng hình”. Tình trạng mất cân bằng cung cầu do nguồn cung quá ít trong lúc nhu cầu cao làm cho giá nhà dễ bị đẩy lên, dễ xuất hiện tình trạng đầu cơ, đầu tư lướt sóng.
Lý do khiến nhiều dự án nhà ở thương mại bị dừng hoặc phải ngừng triển khai xây dựng là do việc phân loại nhà ở chưa phù hợp, như trường hợp 10.007 căn hộ của một chung cư cao cấp lại được đưa vào danh mục nhà ở bình dân. Do vậy, trong 9 tháng đầu năm 2019, đồng thời với sự sụt giảm quy mô thị trường, đang có sự “lệch pha” nguồn cung về phân khúc nhà ở cao cấp, có thể chiếm tỷ trọng lên đến 70-80% tổng số nhà ở đưa ra thị trường.
Tại Hà Nội, theo số liệu từ Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2018 số lượng dự án nhà ở hình thành trong tương lai là 61 dự án, với 35.370 căn nhà. Trong đó có 32.167 căn hộ chung cư, gấp 2,3 lần so với năm 2017.
Nhưng trong 9 tháng đầu năm 2019, thì nguồn cung nhà ở hình thành trong tương lại sụt giảm mạnh, chỉ còn 17 dự án với 12.453 căn nhà, trong đó có 10.085 căn hộ chung cư, chỉ bằng khoảng 36% về số lượng chung cư, khoảng 47% về số căn nhà so với năm 2018.
Đồng thời, 9 tháng của năm 2019 chỉ có 32 khu nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn, với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018. Trong đó, có đến 31 dự án nhà ở quy mô nhỏ và trung bình, nhưng có một dự án khu đô thị tại quận 9 với 10.007 căn hộ.
Theo công bố mới nhất của CBRE Việt Nam, Thủ đô có gần 6.100 căn hộ được chào bán từ 18 dự án, giảm tới 33% so với quý II/2019. Đồng thời, thanh khoản cũng sụt giảm 32%, chỉ bán được 4.800 căn hộ. Điều này cũng khiến giá bị đẩy tăng, nhưng không đáng kể chỉ khoảng 4%.
Tổng hợp