Trên một thị trường tràn ngập trái phiếu lợi suất âm, các tài sản hữu hình như vàng có thể còn trở nên hấp dẫn hơn, và một số chiến lược gia cho rằng giá vàng có khả năng lên tới 2.000 USD/ounce.
Giá vàng giao sau đạt 1.513,8 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 13/8, giảm khoảng 0,2%.
Cuối tháng 5, vàng đã dứt được đà giảm, vượt ngưỡng 1.300 USD và đã không quay đầu lại.
Tháng 9/2011, giá vàng giao sau xác lập mức cao nhất mọi thời đại ở 1.923,7 USD/ounce.
Một đợt mua vào ròng đang diễn ra, và mục tiêu đang được hướng tới là 1.585 USD, ông Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities, cho biết.
“Hiện tại, chúng tôi nghĩ rằng vàng đang trên đà tăng cao hơn… Trong những năm tới, với khả năng chính sách phi truyền thống trở thành hiện thực, tôi có thể thấy một trường hợp vàng ở mức 2.000 USD”, ông Dhali nhận định.
Vàng cũng nhận được sự ủng hộ khi thế giới chứng kiến các cuộc biểu tình ở Hong Kong và sự không chắc chắn xoay quanh quan hệ thương mại của Mỹ và Trung Quốc, theo CNBC.
Hôm 13/8, vàng đã giảm và tài sản rủi ro tăng mạnh sau khi Mỹ tuyên bố sẽ hoãn tăng thuế quan đối với các sản phẩm tiêu dùng Trung Quốc cho đến giữa tháng 12.
Các chiến lược gia của TD Securities tin rằng nhiều năm chính sách tiền tệ dễ dàng và phi truyền thống của ngân hàng trung ương trên thế giới đã dẫn đến sự thiếu hụt tài sản an toàn và được thể hiện rõ thông qua sự tăng trưởng nhanh chóng của trái phiếu lợi suất âm, yếu tố thúc đẩy nhu cầu đối với các kim loại quí.
“Lợi suất âm là dấu hiệu cho việc tìm kiếm tài sản an toàn. Lí do dẫn tới giao dịch với lợi suất âm là nhu cầu về tài sản an toàn lớn hơn nguồn cung cho nó”, ông Ghali nói.
Chiến lược gia Michael Widmer của Ngân hàng Mỹ, trong một lưu ý, cũng cho hay lợi suất âm đang giúp vàng tỏa sáng.
Theo ông, các đợt nới lỏng tiền tệ liên tiếp, khiến lợi suất trái phiếu thấp hơn và tạo ra 14.000 tỉ USD trái phiếu lợi suất âm, cũng đã hỗ trợ giá vàng trong thời gian gần đây.
Ông nhận định, với việc chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng, động lực này sẽ được duy trì.
Tuy nhiên, Widmer cho biết toàn bộ động thái của ngân hàng trung ương, gồm cả nới lỏng định lượng, rõ ràng rõ ràng không mang lại nhiều ảnh hưởng khi nói đến kích thích.
Ông nói điều này có thể dẫn đến sự thất bại về chính sách nới lỏng định lượng, hoặc một môi trường mà thị trường tập trung vào mức nợ cao hoặc thiếu tăng trưởng kinh tế và điều đó có thể dẫn đến biến động.
“Đồng thời, có thể một đợt bán tháo lớn có thể khiến các ngân hàng trung ương nới lỏng hơn nữa, theo đó giúp vàng trở thành một tài sản hấp dẫn hơn. Chúng tôi có dự báo tương đối bảo thủ là giá vàng đạt 1.500 USD/ounce vào quí II/2020, nhưng trong kịch bản này, chúng tôi thấy phạm vi cho vàng tăng lên tới 2.000 USD/ounce”, ông Widmer cho biết.
Theo ông Widmer, các ngân hàng trung ương cũng đang thúc đẩy vàng, vì họ đã trở thành người mua ròng kim loại quí. Widmer lưu ý Hội đồng vàng thế giới dự đoán dự trữ vàng tại các ngân hàng trung ương sẽ tăng trong năm tới.
CNBC cho biết, giá vàng giao sau [cho tháng 12] đã tăng hơn 5,2% trong tháng 8 và 18% trong năm nay.
Theo Kinh tế và Tiêu dùng