Đừng bao giờ bị sự nỗ lực của mình làm cho cảm động, bởi lẽ trên thế gian này còn tồn tại vô số người chăm chỉ hơn bạn.
Một người bạn thường hay phàn nàn rằng rõ ràng mình vô cùng tận tâm tận lực, làm việc 6 năm trời, không có “công lao” thì cũng có “khổ lao”, cảm thấy “tủi thân”, tháng trước cuối cùng không chịu được nữa nên đã xin nghỉ việc.
Nhưng thực ra, người thực sự chăm chỉ, họ không có thời gian để phàn nàn.
Trong thế giới của người trưởng thành, nỗ lực là thứ không đáng tiền nhất, chỉ dựa vào nỗ lực, rất khó thay đổi được vận mệnh.
01.Nỗ lực không có giá trị, không đáng tiền
“Ngày nào tôi cũng tăng ca 2 tiếng, tôi thực sự rất chăm chỉ.”
Rất nhiều người đi làm đều có một sai lầm rằng: cho rằng mình càng bận thì lương sẽ càng cao. Ngày qua ngày lặp đi lặp lại một công việc, sẽ chỉ khiến bản thân trở nên tê liệt, mệt mỏi, chán chường, khi hiệu suất công việc không ra đâu vào với đâu, bạn đã bao giờ tự nghĩ xem, sự chăm chỉ của bạn thực ra chẳng đem lại tác dụng gì?
Không biết đã ai từng tính lương theo giờ của mình chưa?
Có người, lương 8 triệu, mỗi ngày làm 8 tiếng, không tăng ca, nghỉ 2 ngày cuối tuần; có người lương 20 triệu, 9h tối tan làm, làm việc 6 ngày một tuần, bạn cho rằng ai sẽ sống hạnh phúc hơn?
Thực ra, thứ thực sự cho thấy được giá trị của bạn không phải là lương tháng, mà là mức lương theo giờ của bạn, mọi người có thể tính xem xem, một giờ làm việc của mình đáng giá bao nhiêu tiền!
Xã hội hiện đại cạnh tranh vô cùng khốc liệt, cũng không cần tôi phải nói nhiều, mỗi lần thấy công ty có nhân viên mới, chúng ta ai cũng đều nảy sinh ra một cảm giác nguy cơ, lo đủ mọi thứ tình huống xảy ra.
Quản lý cho tốt mỗi một giờ làm việc của bản thân, nâng cao hiệu suất công việc tự thân, dùng hành động để chứng minh cho lãnh đạo biết rằng, sự nỗ lực và chăm chỉ của bạn là có giá trị, để họ sẵn sàng đầu tư cho giá trị ấy của bạn, đây mới là mô thức giúp tăng lương hiệu quả và lý tưởng.
Ở công ty cũ có một đồng nghiệp như này, mỗi ngày anh ấy đều tự động tăng ca thêm 1 tiếng, sau này ban quản lý có sự thay đổi, giám đốc mới đuổi việc anh ấy, nguyên nhân rất đơn giản, mặc dù mỗi ngày đều tăng ca, nhưng hiệu suất và giá trị mà anh ấy tạo ra được lại tỷ lệ nghịch với thời gian mà anh ấy bỏ ra.
Thực ra, chỉ có bạn mới quan tâm xem mình bận hay không bận, còn lãnh đạo chỉ chú tâm tới giá trị mà bạn tạo ra cho công ty. Tăng ca mà không tạo ra được giá trị sẽ chỉ càng khiến thời gian của bạn mất giá mà thôi.
Đây là hiện thực. Nếu bạn không thể khiến nỗ lực của mình trở nên đáng tiền, vậy thì người mà bạn làm cảm động sẽ chỉ có bạn mà thôi. Xã hội rất thực tế, giá trị năng lực của bạn là bao nhiêu, bạn sẽ có được bấy nhiêu thu hoạch.
02.Nỗ lực không có mục tiêu, không đáng một đồng
“Nỗ lực không có mục tiêu là thứ rẻ tiền nhất trên thế gian này, ngoài làm cảm động mình và người khác ra, nó chả có ích gì”, nhà sáng lập của một trang web về các kĩ năng nghiệp vụ cho nhân viên công sở cho biết.
Nỗ lực không có mục tiêu quả thực rất đáng sợ.
Tôi từng gặp một nhân viên như này: vô cùng chăm chỉ, chăm chỉ tới mức nào? Nếu không phải vì về để bắt chuyến xe cuối cùng, cô ấy có thể ở lì trên công ty, nhưng hỏi vì sao lại chăm chỉ như vậy, cô ấy lại không thể trả lời.
Rất nhiều người đi làm đều như vậy, nói về mục tiêu, luôn chỉ là “Tôi muốn sống tốt hơn”, “Tôi muốn có nhiều tiền hơn”, nhưng thế nào là “tốt hơn”? Thế nào là “nhiều tiền”? Còn hỏi tiếp, lại hầu như không ai có thể trả lời.
Nói một câu thật lòng, ai chẳng muốn trở nên có tiền? Ai chẳng muốn sống sướng hơn? Mục tiêu như vậy không phải không tốt, chỉ là nó không được rõ ràng.
Tôi đã gặp qua rất nhiều người trẻ “nói to hơn làm”, với họ, nỗ lực chỉ là nhiệt huyết 3 phút, hôm nay nói tôi muốn thăng chức, ngày mai lại phát biểu tôi muốn khởi nghiệp, cuối cùng thì sao? Vẫn là sống kiểu cho qua ngày, rồi còn tự an ủi mình rằng mình có tài nhưng chắc chưa gặp thời.
Nếu không muốn những nỗ lực của mình là vô ích, hãy vạch ra cho mình một mục tiêu rõ ràng rồi đầu tư công sức vào đó, có như vậy thì ít nhất bạn cũng sẽ thu hoạch được cái gì đó có ích và có ý nghĩa.
Bắt đầu từ ngày hôm nay, hãy đặt ra cho mình một điểm rơi cho nỗ lực: rõ ràng, có phương hướng, có thể đạt được. Có ước mơ là tốt, nhưng những ước mơ viển vông rất dễ khiến con người ta lầm đường lạc lối, chỉ có hại mà không có lợi.
03.Nỗ lực phải có tư duy công thức
Bạn có thường xuyên nảy sinh cảm giác bất lực với mục tiêu của mình: rõ ràng là mình rất nỗ lực rồi, nhưng lần nào cũng thiếu một chút…
Khi mới bắt đầu đi làm, tôi cũng thường xuyên có cảm giác như vậy, mỗi lần đặt ra mục tiêu cho mình, tới cuối cùng lại cứ chỉ thiếu một chút, tự dưng cảm thấy rất chán nản và mệt mỏi.
Nhưng thực ra chỉ là bạn chưa có công thức tư duy mà thôi.
Thế nào là công thức tư duy?
Lấy vài ví du:
Bán hàng – Giao dịch = Số lượng tiếp cận * Kỹ năng nói chuyện * Sản phẩm
Vận hành – chuyển đổi = tiếp xúc * chất lượng nội dung
Quảng cáo – doanh thu = khối lượng hiển thị * tỷ lệ nhấp * giá mỗi nhấp chuột
…
Cái gọi là tư duy công thức nghĩa là tách một sự việc thành các nhiệm vụ chính và các chỉ số cốt lõi, nếu có vấn đề gì thì cứ kiểm tra theo công thức xem mắt xích nào có vấn đề rồi xử lý mắt xích ấy, như vậy thì nỗ lực của bạn sẽ hiệu quả hơn.
Chẳng hạn như với công thức bán hàng, với một nhân viên bán hàng mà nói, lượng tiếp cận, kĩ năng nói chuyện và sản phẩm, lần lượt là những mấu chốt của công việc bán hàng, trong đó lượng truy cập và kỹ năng nói chuyện thuộc về biến lượng và năng lực của một người, là thứ mà chúng ta có thể tìm cách điều chỉnh và nâng cao, còn sản phẩm lại thuộc về định lượng mà người bán hàng không thể quyết định được.
Muốn đạt được mục tiêu bán hàng cao, vậy phải bắt đầu từ hai phương diện là lượt tiếp xúc và kỹ năng nói chuyện, bạn có thể gọi thêm nhiều cuộc điện thoại, nói chuyện với nhiều khách hàng hơn để tăng lượt tương tác, cũng có thể dành thêm thời gian để bồi dưỡng kỹ năng thuyết phục nếu thấy mình chưa ổn, yếu mảng nào, ta bổ sung mảng ấy, tìm ra một phương hướng chuẩn, hiệu suất thành công sẽ cao hơn.
Đây là công thức tư duy ở vị trí nhân viên, còn đối với một nhà quản lý mà nói, cần phải thêm các đặc điểm của từng kênh tiếp thị và kiểm soát các biến lượng khác nhau, công thức của bạn sẽ phải có nhiều biến hơn, phức tạp hơn một chút.
Giá trị cá nhân nằm ở chỗ bạn có thể chia nhỏ các công thức phức tạp và khả năng kiểm soát cũng như điều chỉnh kịp thời các biến, nắm vững khả năng này, sự chăm chỉ mới có thể tạo ra giá trị.
Thế giới có quá nhiều người chăm chỉ hơn bạn, có điều tra nói, cứ trong 155 sinh viên tốt nghiệp, thì có người có được mức lương hàng chục triệu mỗi tháng, nếu không muốn bị đào thải, muốn thoát xác, ngoài nỗ lực ra, thì cái quan trọng đó là nỗ lực nhưng phải thông minh.
Đừng bao giờ chỉ ra vẻ hay giả vờ nỗ lực, bởi lẽ kết quả không biết diễn!
Theo Cafef