Nhịp giảm mạnh mẽ trong tuần này của vàng đang làm dấy lên lo ngại trong các nhà đầu tư, rằng liệu loại tài sản trú ẩn này đang có một “healthy correction” hay bắt đầu một downtrend trung – dài hạn.
Các gói kích thích với quy mô lớn chưa từng có, lợi suất thực quay trở lại mức âm sau nhiều năm, cùng sự suy yếu của USD đã đẩy kim loại quý lên đỉnh cao nhất mọi thời đại hồi đầu tháng Tám vừa rồi lại mức $2,075/oz. Nhịp tăng giá đáng kể gần đây của USD đã xoá bỏ một phần đà tăng trước đó của vàng, bất chấp việc các ông lớn như Goldman Sachs và Bank of America vẫn dự đoán vàng sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ.
Liệu đây có phải chỉ là nhịp điều chỉnh tạm thời của vàng?
Sự thống trị của Đô La
Yếu tố chính chi phối xu hướng giá vàng hiện nay là USD. Đồng bạc xanh tăng giá mạnh mẽ trong tuần này, ngay cả khi FED vẫn tỏ ra “cực kỳ dovish” với chính sách lãi suất. Nhịp hồi phục này của USD có liên quan tới việc niềm hi vọng dần mờ nhạt của gói kích thích mới của Hoa Kỳ. Điều này đẩy Vàng mất giá, bất chấp số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu tăng đột biến và số ca tử vong tại Hoa Kỳ vượt mốc 200,000 người.
Carsten Fritsch, một nhà phân tích tại Commerzbank, cho biết: “USD đang gây áp lực lên giá vàng, bất chấp việc tâm lý lo sợ rủi ro ngày một gia tăng”. Tuy nhiên, chính sách hiện tại của Fed vẫn sẽ kéo dài trong nhiều năm, do đó “đà tăng của đồng Đô La khó có thể duy trì lâu dài”, ông cho biết thêm.
Lợi suất tăng cao
Sự hấp dẫn của vàng trong mua hè này đã được hỗ trợ khi lợi suất thực giảm sâu xuống mức âm. Kể từ đầu tháng Tám, lợi suất đã bắt đầu phẳng, và sẽ cần một cú huých đối với kỳ vọng lạm phát để đẩy lợi suất xuống thấp hơn nữa.
Kỳ vọng lạm phát đã suy giảm kể từ tháng Tám. Theo Ole Hansen, trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá tại Saxo Bank AS, quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ trong bối cảnh đại dịch bùng phát, lạm phát sẽ khó có thể là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư.
Những dấu mốc quan trọng
Đà sụt giảm trong tuần này của vàng tiếp tục nhận được hỗ trợ sau khi phá xuống dưới đường trung bình động DMA50 (khung daily) khi các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật coi đây là tín hiệu “bearish”. Ngưỡng cản quan trọng tiếp theo của vàng, đường DMA100, có thể sẽ khiến đà giảm hiện tại gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc vàng phá vỡ qua mốc này có thể sẽ kích hoạt trạng thái bán tháo.
Theo dõi hành động từ quỹ ETF
Cách tiếp cận mua vàng ưa thích từ giới đầu tư trong năm nay đó là thông qua các quỹ hoán đổi ETF, đã mua vào tới 870 tấn kim loại vàng. Sau cú sập của giá vàng vào hôm thứ Hai vừa qua, các quỹ ETF đã chứng kiến dòng tiền đổ vào lớn nhất ít nhất là trong 1 năm trở lại đây, thể hiện tâm lý muốn bắt đáy từ giới đầu tư. Tuy nhiên, sang ngày thứ hai giá vàng tiếp tục giảm, chúng ta không còn chứng kiến lượng tiền bùng nổ đổ vào, thậm chí có một số nhà đầu tư bán đi cổ phiếu của các quỹ sử dụng tài sản đảm bảo là kim loại quý, phân tích từ số liệu cung cấp bởi Bloomberg.
Theo Georgette Boele, chiến lược gia mảng kim loại quý tại ngân hàng ABN Amro NV nói rằng, “Các quỹ ETF trong thời gian qua liên tục mua vào và đến bây giờ, họ đang tạm dừng để đánh giá cái gì đang diễn ra, nếu sự suy yếu tiếp diễn, họ sẽ nhanh chóng bán ra trở lại.”
Ẩn số biến động mang tên “Bầu cử tổng thống Mỹ”
Trong hơn 20 năm qua, vàng thường tăng trước và sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nguyên nhân bởi giới đầu tư đánh giá sức ảnh hưởng tiềm năng lên đồng Dollar Mỹ, lợi suất Kho bạc và rủi ro địa chính trị toàn cầu. Cuộc bầu cử tháng 11 lần này sẽ có thể là sự kiện bí ẩn nhất trong nhiều thập kỷ qua, khả năng gia tăng thêm bất ổn liệu rằng vàng sẽ chắc chắn được hưởng lợi hay không.
Eddie Spence, Bloomberg
Theo Dự báo tiền tệ