Trong phiên giao dịch ngày 21/1, thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đi xuống từ các mức cao kỷ lục ghi nhận trong các phiên trước đó.
Chốt phiên giao dịch 21/1 tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,5% xuống còn 29.196,04 điểm, chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 0,3% xuống 3.320,79 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq để mất 0,2% xuống 9.370,81 điểm.
Theo kết quả điều tra, đã có 29 hành khách, 5 tiếp viên và 10 nhân viên hàng không tiếp xúc với bệnh nhân. Bệnh nhân này đã đi cùng đoàn 5 người tới Hàn Quốc nhân kỳ nghỉ lễ mùa Xuân của Trung Quốc. Tuy nhiên, 5 người này hiện chưa có triệu chứng gì đặc biệt.
Trong khi đó, giá cổ phiếu Boeing đã giảm mạnh nhất (3,4%) trong số các cổ phiếu cấu thành chỉ số công nghiệp Dow Jones, sau khi tập đoàn này dự kiến dòng máy bay 737 MAX sẽ không thể hoạt động trở lại cho đến giữa năm 2020, chậm hơn so với dự kiến của các nhà phân tích.
Tới 8h30 sáng 22/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.553 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.553 USD/ounce.
Đêm 21/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.553 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.552 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 21,0% (270 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Giá vàng thế giới hạ nhiệt sau một cú tăng vọt trong phiên liền trước. Giới đầu tư chốt lời nhưng sức cầu còn lớn và vàng vẫn được dự báo có triển vọng trong dài hạn.
Các thị trường kim loại quý quay đầu giảm trong bối cảnh các thị trường châu Á chuẩn bị vào kỳ Tết kéo dài.
Giới đầu tư cũng chờ đợi bài phát biểu của ông Trump tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2020 lần thứ 50 ở Davos – Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, vàng được dự báo sẽ sớm tăng trở lại. Sức cầu bắt đáy sẽ tăng lên nhanh chóng bởi thế giới vẫn đang đối mặt với rất nhiều sự bất ổn.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 xuống 3,3% từ mức 3,4% trong dự báo trước đó do sự chậm lại của nền kinh tế Ấn Độ và các thị trường mới nổi khác.