28 C
Hanoi
04/10/2024
Image default
Tin tức thị trường 24/7

VIP Tin 24/7: WGC: Các NHTW ‘chậm lại đà mua’ nhưng vẫn ‘e dè chốt lời’ vàng trong tháng 8

(GVNET) Các ngân hàng trung ương (NHTW) báo cáo lượng mua ròng vàng thấp hơn đáng kể so với xu hướng gần đây vào tháng 8, dẫn nguồn dữ liệu mới nhất từ ​​Hội đồng Vàng Thế giới. Giá vàng cao hơn có khả năng đã làm giảm nhu cầu của các Ngân hàng trung ương, nhưng việc không có sự gia tăng đáng kể trong việc bán ra cho thấy rằng hoạt động mua vàng của chính phủ chỉ là đang bị trì hoãn mà thôi…

Marissa Salim, Trưởng nhóm nghiên cứu cấp cao APAC tại Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) đã viết trong báo cáo hàng tháng mới nhất của họ rằng “Các ngân hàng trung ương đã tiếp tục tích lũy vàng vào tháng 8 với lượng mua ròng được báo cáo là 8 tấn. Mặc dù nhu cầu chung đã giảm so với mức cao vào đầu năm 2024, nhưng việc tích lũy dự trữ vàng vẫn ở mức tích cực, với hoạt động tập trung vào các ngân hàng trung ương thị trường mới nổi (EM)”.

Salim lưu ý rằng lượng mua ròng của tháng 8 là thấp nhất kể từ ngưỡng 2 tấn của tháng 3 và cũng thấp hơn nhiều so với mức trung bình 12 tháng là 33 tấn. Bà chỉ ra:

Theo cơ sở y-t-d (từ đầu năm), các ngân hàng trung ương thị trường mới nổi chiếm 70% tổng số lượng mua ròng được báo cáo, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 25% tổng lượng mua của ngân hàng trung ương cho đến nay.

Dữ liệu cấp quốc gia cho thấy chỉ có 4 ngân hàng trung ương mua thêm 1 tấn vàng trở lên vào dự trữ ròng của họ vào tháng 8. Ngân hàng Quốc gia Ba Lan là bên mua lớn nhất, gom ròng 6 tấn vàng, nâng lượng vàng nắm giữ lên 398 tấn. Salim cho biết:

Ba Lan đã tiếp tục quỹ đạo mua ròng trong 5 tháng qua, thêm 39 tấn trong giai đoạn này.

Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã mua thêm 3 tấn vàng vào dự trữ vàng của mình vào tháng 8, đánh dấu 15 tháng liên tiếp mua ròng. Bà lưu ý:

Theo cơ sở y-t-d, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia mua ròng lớn nhất, thêm 52 tấn vàng hoặc khoảng 35% tổng dự trữ của mình.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cũng đã gom thêm 3 tấn vàng trong tháng thứ tám liên tiếp mua ròng. Bà Salim chỉ ra:

Điều này khiến RBI trở thành bên mua ròng vàng lớn thứ hai tính theo cơ sở y-t-d, với lượng mua ròng là 45 tấn.

Ngân hàng Quốc gia Séc (CNB) đã bổ sung 2 tấn vàng vào dự trữ của mình vào tháng 8, nâng chuỗi tháng liên tiếp mua ròng lên 18 tháng.

CNB đã tích lũy được 33 tấn vàng trong giai đoạn này, nâng tổng dự trữ vàng của mình lên 45 tấn.

Ngân hàng Trung ương Kazakhstan là đơn vị bán ròng lớn nhất vào tháng 8, giảm 5 tấn dự trữ vàng trong tháng. Salim lưu ý:

Tháng bán ròng thứ tư liên tiếp đưa lượng vàng nắm giữ của nước này xuống còn 290 tấn hoặc khoảng 55% tổng dự trữ. Kazakhstan hiện là đơn vị bán ròng tính theo cơ sở từ đầu năm, với lượng vàng nắm giữ giảm 5 tấn.

Mức giá cao đã khiến nhiều chính phủ e ngại?

Nhìn chung, hoạt động của ngân hàng trung ương được báo cáo vào tháng 8 chậm hơn đáng kể so với tốc độ dữ dội của 2 năm qua, khiến Salim cho rằng giá cao nhất mọi thời đại của kim loại vàng có thể đã tác động đến nhu cầu của các ông lớn. Bà lập luận:

Mặc dù hiệu suất giá vàng không phải là động lực chiến lược hàng đầu cho hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương, nhưng xu hướng tăng liên tục của giá có thể đã ảnh hưởng đến sự giảm tốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là doanh số bán ra không tăng, điều này có thể báo hiệu khả năng chờ đợi và quan sát thay vì thay đổi xu hướng. Đặc biệt, vì tất cả các động lực chính khác của quá trình ra quyết định của ngân hàng trung ương, chẳng hạn như nhu cầu về các công cụ đa dạng hóa hiệu quả và hiệu suất của vàng trong thời điểm rủi ro vẫn được duy trì.

“Nhìn chung, kỳ vọng của chúng tôi vẫn tích cực cho phần còn lại của năm”, Salim kết luận trước khi nhắc lại rằng các con số cuối cùng “có khả năng sẽ thấp hơn tổng số của năm ngoái”.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....