(GVNET) Các tin quan trọng được công bố trong ngày 16/8
- Mỹ: Giấy phép xây dựng tháng 7 giảm 4% hàng tháng, đạt 1,396 triệu – thấp hơn dự báo là 1,43 triệu và mức 1,454 triệu của tháng 6.
- Mỹ: Lượng nhà khởi công xây dựng tháng 7 đạt 1,238 triệu – thấp hơn dự báo là 1,34 triệu.
- Mỹ: Kỳ vọng lạm phát của Michigan tháng 8 sơ bộ đạt 2,9% – cao hơn dự báo là 2,8%.
- Mỹ: Kỳ vọng tiêu dùng của Michigan tháng 8 đạt 72,1 – cao hơn dự báo là 68,5.
- Mỹ: Tâm lí tiêu dùng của Michigan tháng 8 đạt 67,8 – cao hơn dự báo là 66,7.
- Mỹ: Atlanta Fed GDP Now quý III tăng 2% – thấp hơn dự báo là 2,4%.
- Canada: Doanh số sản xuất tháng 6 giảm 2,1% hàng tháng – tốt hơn dự báo là giảm 2,3%.
Phố Wall tăng cả tuần không biết mệt, S&P 500 chỉ còn cách kỉ lục vỏn vẹn 2%
Thị trường chứng khoán Mỹ duy trì đà tăng tới tận phiên giao dịch cuối tuần, với chỉ số S&P 500 xanh 6 ngày liên tục khi nỗi lo suy toái giảm bớt và đặt cược Fed hạ lãi suất vẫn giữ nguyên.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ Sáu ngày 16/8, chỉ số S&P 500 tiến 0,2% lên 5.554,25 điểm.
Cùng chiều, chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,21% lên 17.631,72 điểm.
Chỉ số Dow Jones tăng 96 điểm (tương đương 0.24%) lên 40,659.76 điểm.
Cổ phiếu của gã khổng lồ bán dẫn Nvidia nằm trong nhóm cổ phiếu công nghệ có kết quả tốt nhất trong tuần qua khi tăng hơn 18%. Cổ phiếu Apple và Microsoft lần lượt tiến thêm khoảng 4% và 3% trong tuần.
Trên bảng điện tử S&P 500, có tới 8/11 nhóm ngành tăng, dẫn đầu là cổ phiếu Tài chính và Tiện ích. Ở chiều giảm, Bất động sản, Năng lượng và Công nghiệp giảm không mấy đáng kể.
Tính theo tuần, chỉ số S&P 500 tiến gần 3,9%, ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 11/2023. Nasdaq Composite vọt 5,2%, còn Dow Jones tăng 2,9%.
Tỷ giá
Chỉ số đồng đô la DXY trượt xuống dưới ngưỡng 103 vào thứ Sáu, không quá xa mức thấp nhất trong 7 ghi nhận hôm thứ Tư.
Một loạt dữ liệu kinh tế lạc quan ở Hoa Kỳ đã thúc đẩy thị trường ủng hộ việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ thay vì cắt giảm mạnh hơn 50 điểm cơ bản vào tháng 9. Tuy vậy, nhà đầu tư chuyển sang kỳ vọng rằng FOMC sẽ thực hiện cắt giảm 100 điểm cơ bản trong ba cuộc họp còn lại trong năm nay.
Trong khi đó, sự phục hồi trong doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh và GDP mạnh mẽ của Anh đã hỗ trợ đồng bảng Anh, đồng yên cũng thu hẹp đà giảm, gây áp lực lên DXY.
Dầu thô có tuần giảm dù từng tăng 4% trong ngày đầu tuần
Giá dầu đóng cửa giảm gần 2%, nhưng thay đổi ít trong tuần, do nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về tăng trưởng nhu cầu từ Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/08, hợp đồng dầu WTI mất 1,51 USD (tương đương 1,93%) còn 76,65 USD/thùng.
Hợp đồng dầu Brent lùi 1,36USD (tương đương 1,68%) xuống 79,68 USD/thùng.
Theo tuần, hợp đồng dầu WTI giảm 0,25%, còn hợp đồng dầu Brent nhích 0,03%.
Vàng vượt mọi kì vọng, đóng tuần trên mức $2500
Giá vàng tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào ngày thứ Sáu (16/08) nhờ đồng USD suy yếu do kỳ vọng ngày càng tăng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất vào tháng 9. Đồng thời, căng thẳng tại Trung Đông thúc đẩy nhu cầu vàng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/08, hợp đồng vàng giao ngay tiến 1,5% lên $2493,66/oz, sau khi đạt mức cao kỷ lục $2500,99/oz vào đầu phiên.
Hợp đồng vàng tương lai cộng 1,6% lên $2532,10/oz.
Giá vàng đã tăng 2,6% trong tuần này.
Quỹ tín thác hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục gom thêm 7,1 tấn vàng vào ngày thứ Sáu. Lượng nắm giữ của quỹ hiện ở mức 854,91 tấn vào cuối tuần. Tính trong tuần, quỹ đã gom 8,06 tấn.
Kết luận
Tiêu điểm của tuần này chính là sức mạnh của vàng trước những tin tức tích cực về nền kinh tế Mỹ. Sau những lo ngại về bán tháo đầu tuần trước, giá vàng đã hồi sinh, tăng vượt đỉnh kỉ lục vào cuối tuần này khi nhà đầu tư lựa chọn vàng là tài sản đầu tư có khả năng linh hoạt trong bất kì môi trường vĩ mo nào. Các số liệu kinh tế Mỹ cho thấy việc Fed hạ lãi suất trong tháng 9 tới là điều gần như chắc chắn, dù rằng nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ là không nhiều.
Giavang.net