Đồng USD có dấu hiệu hồi phục trong phiên đầu tuần mới 10/7 sau khi bị bán tháo rất mạnh vào cuối tuần trước vì báo cáo việc làm tháng 6.
Tâm lí nhà đầu tư dường như thận trọng hơn vào đầu tuần mới, với hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ giao dịch trong vùng tiêu cực, giảm từ 0,4% đến 0,6% trong phiên giao dịch châu Âu. Giới thương nhân có xu hướng chờ đợi bài phát biểu của các quan chức Ngân hàng trung ương.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ hôm thứ Sáu, Biên chế phi nông nghiệp (NFP) Mỹ chỉ đã tăng 209.000 trong tháng 6, thấp hơn kỳ vọng của thị trường là 225.000. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,6% từ mức 3,7% trong tháng 5 như dự kiến, trong khi lạm phát tiền lương hàng năm, được đo bằng Thu nhập trung bình mỗi giờ, không thay đổi ở mức 4,4%, vượt ước tính 4,2% của các nhà phân tích. Đồng USD chịu áp lực bán mạnh và Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) giảm xuống mức thấp mới trong hai tuần là 102,22 vào cuối ngày thứ Sáu. Sang đầu phiên Âu hôm nay, DXY phục hồi về mức 102,50.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen lưu ý rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn còn những bất đồng đáng kể nhưng xác định các cuộc gặp song phương của bà với các quan chức cấp cao Trung Quốc là “trực tiếp” và “hiệu quả”.
Các số liệu kinh tế quan trọng mới được công bố
- Úc: Chấp thuận xây dựng tăng 20,6% hàng tháng.
- Trung Quốc: CPI tháng 6 giảm 0,2% hàng tháng, tăng 0% hàng năm; tệ hơn dự báo là tăng 0% và 0,2% tương ứng.
- Trung Quốc: PPI tháng 6 giảm 5,4% hàng năm; tệ hơn dự báo là giảm 5% và mức giảm 4,6% của tháng 6.
- Đan Mạch: CPI tháng 6 tăng 2,5% hàng năm.
- Thổ Nhĩ Kỳ: Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 tăng 9,5% hàng năm.
Các tin tức kinh tế không thể bỏ qua trong phiên 10/7
- 8h30 GMT (15h30 Việt Nam): Châu Âu: Độ tự tin của nhà đầu tư Sentix tháng 7.
- 12h30 GMT (19h30 Việt Nam): Canada: Giấy phép xây dựng tháng 5.
- 14h00 GMT (21h00 Việt Nam): Mỹ: Chỉ số xu hướng việc làm CB tháng 6, Bài phát biểu của Barr – Phó Chủ tịch Fed phụ trách giám sát, Tồn kho bán sỉ, Doanh số bán sỉ.
- 14h30 GMT (21h30 Việt Nam): Mỹ: Bài phát biểu của Daly – thành viên FOMC.
- 15h00 GMT (22h00 Việt Nam): Mỹ: Bài phát biểu của Mester – thành viên FOMC.
- 15h30 GMT (22h30 Việt Nam): Đấu giá Hối phiếu 3, 6 tháng.
- 16h GMT (23h Việt Nam): Mỹ: Bài phát biểu của Bostic – thành viên FOMC.
- 16h GMT (23h Việt Nam): Châu Âu: Bài phát biểu của Nagel – Chủ tịch NHTW Đức.
- 19h GMT (2h sáng ngày 11/7 Việt Nam): Anh: Bài phát biểu của Bailey, thống đốc BOE.
- 19h GMT (2h sáng ngày 11/7 Việt Nam): Mỹ: Tín dụng tiêu dùng tháng 5.
Tỷ giá
EUR/USD từng tăng lên mức 1,1000 trong phiên Mỹ hôm thứ Sáu tuần trước nhưng lại khởi động tuần không mấy thuận lợi. Hiện tại, cặp EUR/USD đang giao dịch dưới mức 1,0950.
GBP/USD đã tận dụng sự suy yếu của USD trên diện rộng và chạm mức cao nhất kể từ tháng 4/2022 tại 1,2851 vào thứ Sáu. Sang phiên Âu ngày 10/7, đồng bảng giảm nhẹ về mức 1,2800USD.
USD/JPY đã mất hơn 200 pips vào ngày thứ Sáu nhưng vẫn xác nhận chuỗi ba tuần tăng liên tiếp. Cặp tiền giữ ổn định ở vùng 142,50 phiên hôm nay. Trong báo cáo hàng quý vừa công bố, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cho biết đã nâng mức đánh giá đối với 3 trong số 9 khu vực kinh tế của nước này.
Vàng – Tiền kĩ thuật số
Giá vàng nỗ lực bứt phá vào Sáu và đảo ngược thành xu hướng tăng tuần đầu tiên sau giai đoạn điều chỉnh giảm kéo dài. Vàng (XAU/USD) dao động trong một kênh chặt chẽ trên $1920 vào đầu ngày thứ Hai. Bất chấp dữ liệu thị trường lao động trái chiều, lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm vẫn giữ ở mức trên 4% khiến vàng khó lòng tìm được động lực tăng giá.
Bitcoin đã giảm xuống thấp hơn vào cuối tuần nhưng đã cố gắng giữ được trên 30.000USD. Ethereum tiếp tục dao động trên 1.850USD vào đầu tuần.
Giavang.net