Trước sức ép của đồng đô la Mỹ cực kì mạnh, động thái bán tháo vàng đã khiến cho kim loại quý mất tới 3% trong ngày thứ Ba 5/7. Theo đó, biểu đồ kĩ thuật vàng đã ghi nhận một tín hiệu rất xấu.
Nguyên tắc cơ bản và sức mạnh đô la Mỹ
Đồng đô la Mỹ đã ghi nhận xu hướng tăng đáng kể trong 2 tuần qua, tuy nhiên, các nghiên cứu dài hạn cho thấy rằng đồng đô la đã trên quỹ đạo tăng kể từ đầu năm 2021 khi chỉ số đô la cố định ở mức 90.
Chỉ số đô la Mỹ (DXY) đánh giá sức mạnh của đồng đô la Mỹ với một giỏ 6 loại tiền tệ chính. Hôm thứ Ba, chỉ số đô la tăng 1,34% và chạm mức 106,315. Mặc dù sức mạnh đồng đô la tăng lên trong hai năm gần đây, DXY chỉ thực sự tăng tốc sau khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018.
Kể từ đợt tăng lãi suất đầu tiên vào tháng 3, Cục Dự trữ Liên bang đã nâng lãi suất từ gần 0 lên biên độ 1,5% – 1,75% hiện đại. Trong 3 cuộc họp FOMC gần đây nhất, Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất cho vay lần đầu tiên là 25 điểm cơ bản vào tháng 3, 50 điểm cơ bản vào tháng 5 và 75 điểm cơ bản vào tháng 6. Thị trường cũng đang đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp FOMC vào cuối tháng này.
Các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang nhằm đối phó với mức lạm phát quá cao, chạm đỉnh trong 40 năm qua. Dữ liệu mới nhất từ chính phủ Hoa Kỳ chỉ ra rằng CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) ở mức 8,3% trong tháng 5. Đáng báo động hơn cả là dữ liệu kinh tế gần đây nhất từ châu Âu với Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2022 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu ở mức 8,8% so với cùng kì năm ngoái.
Việc tăng lãi suất đã hỗ trợ rất nhiều cho việc đồng đô la, đưa nó lên mức cao nhất trong 20 năm vào ngày thứ Ba 5/7. Trong tuần 27/6, chỉ số đô la mở cửa dưới 104 và nghĩa là DXY đã tăng hơn 2% trong 6 phiên giao dịch gần đây nhất.
Dựa trên sự đột phá gần đây của đồng đô la, các nghiên cứu kỹ thuật chỉ ra rằng mức kháng cự tiếp theo là 107,467. Hơn nữa, các phân tích cho thấy ngưỡng kháng cự chính theo kỹ thuật là 112,95.
Ảnh hưởng đến vàng
Những lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu không thể tránh khỏi do lãi suất tăng đã thúc đẩy không chỉ sức mạnh của đồng đô la mà còn gây nên áp lực bán vàng. Nhìn chung, hai lực lượng này đã khiến vàng mất hơn 300USD so với mức đinh hàng năm của nó vào tháng 3 là $2078. Tính từ mức đỉnh, vàng giảm giá 15,188%.
Phân tích kỹ thuật vàng
Về cơ sở kỹ thuật, điều này gây ra thiệt hại lớn cho biểu đồ từ hai nghiên cứu kỹ thuật quan trọng. Đầu tiên, bước giảm của ngày 5/7 đã đưa vàng xuống dưới mức thoái lui Fibonacci 78 của diễn biến giá từ tháng 8/2020 (khi vàng được giao dịch ở mức thấp là $ 1671) cho đến mức cao vào tháng 3/2022 (mức đỉnh $2078).
Nghiên cứu kỹ thuật thứ hai được sử dụng để xác nhận rằng vàng đã trở nên xấu đi là một tam giác nén.
Sự sụt giảm giá mạnh của vàng phiên thứ Ba đã đưa giá thủng đường xu hướng hỗ trợ. Đường xu hướng hỗ trợ được tạo ra bằng cách cố định hai mức thấp cao hơn gần đây nhất. Mức thấp đầu tiên xảy ra vào ngày 16/3 khi vàng giao dịch ở $1785 với mức thấp thứ hai được cố định ở mức $1805 (xảy ra vào giữa tháng 6 vừa qua).
Sau đà giảm hơn 35USD ngày hôm thứ Ba, câu hỏi đặt ra là vàng có thể tìm thấy hỗ trợ kỹ thuật ở đâu?
Biểu đồ trên xem xét các mức hỗ trợ tiềm năng bằng cách xem xét các đáy giá gần đây nhất. Mức hỗ trợ tiềm năng đầu tiên được định ở $1720, dựa trên mức thấp ngắn hạn được thấy vào tháng 10/2021.
Sau đó, đáy tháng 8/2020 của vàng tại $1673 sẽ là hỗ trợ cứng tiếp theo. Nếu vàng về vùng này sẽ có khả năng thị trường hồi phục mạnh.
Giavang.net