Thị trường vàng ghi nhận sự điều chỉnh giảm khá mạnh trong phiên thứ Ba nhưng vẫn giữ được vùng hỗ trợ quan trọng ($1940 đối với giá vàng giao ngay và $1980 với hợp đồng tháng 12). Tuy nhiên, nhà đầu tư khá bất ngờ khi vàng không ghi nhận bất kì động lực tăng giá lớn nào sau thông tin Fitch Ratings hạ bậc xếp hạng của Mỹ (United States of America’s Long-Term Foreign-Currency Issuer Default Rating) xuống ‘AA+’ từ ‘AAA.’
Trong khi triển vọng nợ dài hạn của Mỹ bị hạ cấp, cơ quan xếp hạng tín nhiệm cho biết Rating Watch Negative (Xếp hạng Theo dõi Tiêu cực) của họ đã bị xóa và được chỉ định là Stable Outlook (Triển vọng Ổn định); Fitch cũng lưu ý rằng Mức trần nợ Quốc gia đã được khẳng định ở mức ‘AAA.’ Fitch cho biết trong một thông cáo báo chí:
Việc hạ xếp hạng của Hoa Kỳ phản ánh sự suy thoái tài chính dự kiến trong ba năm tới, gánh nặng nợ chung của chính phủ cao và ngày càng tăng, và sự xói mòn trong quản trị so với các nước xếp hạng ‘AA’ và ‘AAA’ trong hai thập kỷ qua được thể hiện trong các bế tắc giới hạn nợ lặp đi lặp lại và các giải pháp vào phút cuối.
Bước vào phiên giao dịch châu Á, giá vàng đang có những bước tăng khiêm tốn sau khởi đầu mờ nhạt trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng 8. Giá vàng kỳ hạn tháng 12 được giao dịch lần cuối ở mức $1986,40 USD/ounce, tăng 0,34% trong ngày.
Fitch cũng lưu ý rằng sự bế tắc kéo dài nhiều tháng của chính phủ Hoa Kỳ đã đẩy quốc gia này đến bờ vực khủng hoảng trần nợ là một trong những lý do dẫn đến việc hạ mức đánh giá mới nhất này.
Các bế tắc chính trị lặp đi lặp lại về giới hạn nợ và các nghị quyết vào phút chót đã làm xói mòn niềm tin vào cơ quan quản lý tài khóa. Ngoài ra, chính phủ thiếu khuôn khổ tài khóa trung hạn, không giống như hầu hết các nước khác, và có một quy trình lập ngân sách phức tạp. Những yếu tố này, cùng với một số các cú sốc kinh tế cũng như cắt giảm thuế và các sáng kiến chi tiêu mới, đã góp phần làm tăng nợ liên tục trong thập kỷ qua.Thêm vào đó, có rất ít tiến bộ trong việc giải quyết các thách thức trung hạn liên quan đến tăng an sinh xã hội và chi phí chăm sóc sức khỏe do dân số già.
Fitch cho biết họ nhận thấy thâm hụt chung của chính phủ Hoa Kỳ sẽ tăng lên 6,3% GDP vào năm 2023, tăng từ mức 3,7% vào năm 2022. Thâm hụt dự kiến sẽ tăng lần lượt là 6,6% và 6,9% GDP vào năm 2024 và 2025.
Mặc dù thị trường vàng không phản ứng quá ấn tượng đối với việc hạ mức xếp hạng của Mỹ, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng có thể mất thời gian để các nhà đầu tư hiểu hết tác động của thông báo.
Adam Button, giám đốc chiến lược tiền tệ tại Forexlive.com, cho biết lần cuối cùng Hoa Kỳ’ bị hạ mức xếp hạng tín dụng, nó đã châm ngòi cho một đợt tăng giá dẫn đến mức cao nhất mọi thời đại sau đó là trên $1900.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Kitco News, John LaForge, người đứng đầu bộ phận chiến lược tài sản thực của Viện đầu tư Wells Fargo, cho biết ông kỳ vọng nợ ngày càng tăng ở Hoa Kỳ sẽ là yếu tố tăng giá chính đối với vàng, có thể hỗ trợ giá cao hơn trong ít nhất ba năm tới.
Các nhà kinh tế tại Capital Economics cho rằng việc Fitch hạ bậc tín nhiệm có thể hạn chế tác động đến thị trường vì nó diễn ra vào thời điểm nền kinh tế Mỹ vẫn có khả năng phục hồi hợp lý. Họ nhấn mạnh:
Có một chút kỳ lạ khi Fitch hạ bậc tín nhiệm của Mỹ vào thời điểm mà nền kinh tế dường như khá tốt, thực hiện nhiệm vụ bất khả thi là đưa lạm phát đi xuống mà không gây suy thoái. Phải thừa nhận rằng, mặc dù nền kinh tế đang hoạt động trên mức tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ dưới 4%, thâm hụt Liên bang vẫn đang trên đà đạt gần 6% GDP trong năm tài chính hiện tại.
Công ty nghiên cứu có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang là đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% vẫn là yếu tố lớn nhất thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, rất nhiều điều phụ thuộc vào những gì xảy ra với lãi suất. Nếu chúng tôi đúng và lạm phát tiếp tục giảm, Fed sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa vào năm tới, làm giảm chi phí đi vay của chính phủ Liên bang. Nhưng nếu chúng tôi sai và Fed buộc phải giữ lãi suất danh nghĩa cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa trong một thời gian dài, thì động lực nợ có thể nhanh chóng trở nên không bền vững.
Giavang.net