19/09/2024
Image default
Phân tích chuyên sâu thị trường

VIP Chuyên sâu vàng 4/9: Mục tiêu trở lại $2500 có vẻ khó nhằn khi NĐT chờ tin BOC, JOLTs Mỹ

(GVNET) Tóm tắt

  • Giá vàng tiếp tục gặp khó khăn sau 3 ngày giảm liên tục, chờ đợi dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ.
  • Đồng đô la Mỹ vẫn yếu với lợi suất trái phiếu kho bạc, bất chấp tâm lý e ngại rủi ro khủng hoảng kinh tế Mỹ – Trung Quốc.

Diễn biến thị trường

Trong phiên giao dịch thứ Tư ngày 4/9, thị trường khá bình ổn sau khi rung lắc mạnh trong phiên thứ Ba.

Thị trường vàng tăng trở lại nhưng vẫn e dè mốc $2500 về mặt tâm lí. Chỉ số DXY neo quanh vùng 101,6. Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm vẫn ở vùng 3,812%.

Theo công cụ Fedwatch CME thì có 36,5% khả năng Fed hạ lãi suất xuống 4,75% – 5% trong ngày 18/9 tăng lên 43,0%; xác suất Fed hạ lãi suất 25 điểm là 57%.

Góc nhìn thị trường

Giá vàng quay đầu giảm dù từng tăng lên sát mức $2500 trong phiên Á sáng nay. Kim loại quý hồi phục tốt từ mức thấp nhất trong 8 ngày là $2473 khi các nhà đầu tư châu Á phản ứng với dữ liệu PMI sản xuất yếu của Viện quản lý cung ứng Hoa Kỳ (ISM), làm dấy lên lo ngại về khả năng ‘hạ cánh cứng’ của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Hôm qua, ISM đã công bố Chỉ số PMI tháng 8 tăng nhẹ lên 47,2 vào tháng 8 từ mức 46,8 của tháng 7 nhưng vẫn trong tình trạng suy giảm trong khi vẫn thấp hơn mức ước tính 47,5. Dữ liệu yếu của Hoa Kỳ đã làm tăng cược cho việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (bps) trong tháng này.

Tuy nhiên, giá vàng một lần nữa gặp khó khăn sau tin từ Trung Quốc, PMI Dịch vụ Caixin đã giảm xuống 51,6 vào tháng 8 so với dự báo 52,1 và 52,2 của tháng 7. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra, hy vọng về các biện pháp hỗ trợ chính sách mới sắp được Trung Quốc sẽ là nền tảng cho kim loại quý.

Nhìn về phía trước, nếu tâm lý sợ rủi ro gia tăng và thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với Yên Nhật (JPY), giá Vàng và trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, thì Đô la Mỹ (USD) có thể chịu áp lực bán mới, do đợt bán tháo do JPY tăng giá trong cặp USD/JPY.

Các tin tức, dữ liệu cần chú ý trong ngày 4/9

  • Châu Âu: Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 7.
  • Mỹ: Hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu tháng 7; Cán cân mậu dịch tháng 7.
  • Canada: Hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu tháng 7; Cán cân mậu dịch tháng 7.
  • Mỹ: Đơn hàng nhà máy tháng 7. Cơ hội việc làm của JOLTS tháng 7.
  • Canada: Quyết định lãi suất của Ngân hàng trung ương.

Hai tin tức quan trọng nhất trong ngày là quyết định lãi suất của Ngân hàng trung ương Canada BOC và JOLTs Mỹ tháng 7. BOC được kì vọng sẽ hạ lãi suất 0,25% từ mức 4,5% hiện tại, xuống còn 4,25% từ hôm nay. Nếu BOC không hạ lãi suất, đồng CAD được dự báo tăng, gây áp lực lên USD, tạo động lực cho vàng.

Nếu cơ hội việc làm của JOLTs Mỹ tháng 7 cao hơn mức 8,090 triệu – thể hiện thị trường lao động không quá tệ, đặt cược Fed hạ lãi suất 50 điểm sẽ giảm, dẫn tới vàng đi xuống. Ngược lại, nếu dữ liệu thấp hơn dự kiến, giá vàng tăng.

Phân tích kĩ thuật

Thị trường vàng đang gặp khó khăn trong ngắn hạn, các mức hỗ trợ có phần điều chỉnh đi xuống.

  • Hỗ trợ: $2470 (đáy phiên 22/8) – $2450 – $2432 (MA 50 ngày)
  • Kháng cự: $2531 (đỉnh cũ) – $2550 – $2600.

Kết luận

Thị trường vàng sau khi mất ngưỡng $2500 đã yếu đi nhưng không quá mạnh. Áp lực bán ở vùng đỉnh kỉ lục là không thể coi nhẹ. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của vàng vẫn là tăng và cơ hội mua vùng giá thấp vẫn còn, đặc biệt là vàng đã bước vào tháng 9 – thời điểm yếu của vàng theo mùa.

Giavang.net

                                                     

Tin liên quan

Đang tải....