(GVNET) Tóm tắt
- Vàng thu hút dòng tiền trú ẩn khi căng thẳng tại Trung Đông chưa hạ nhiệt.
- Biên bản FOMC diều hâu vẫn ủng hộ lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao, kìm hãm vàng.
Phân tích
Trong phiên Á sáng thứ Năm 22/2 – giá vàng duy trì ổn định vùng $2026/oz sau khi kiểm tra mức $2020 sau biên bản cuộc họp từ Fed.
Xung đột ở Trung Đông tiếp tục củng cố nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn truyền thống
Các cuộc tấn công gần đây của phiến quân Houthi ở Yemen nhằm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ và eo biển Bab al-Mandab làm dấy lên lo ngại về sự leo thang hơn nữa của hành động quân sự ở Trung Đông, thúc đẩy nhà đầu tư tìm tài sản an toàn.
Hoa Kỳ cho biết hai tên lửa đạn đạo chống hạm đã được phóng từ nhóm khủng bố Houthi do Iran hậu thuẫn, nhóm này tuyên bố hỗ trợ dân thường Palestine trong bối cảnh chiến dịch quân sự trả đũa của Israel ở Dải Gaza.
Giao tranh giữa Israel và Hamas không có dấu hiệu giảm bớt bất chấp nỗ lực ngoại giao của một số quốc gia, với cảnh báo trước đây về khả năng xảy ra một cuộc xâm lược trên bộ vào Rafah, nơi có hơn 1,5 triệu người Palestine đang trú ẩn.
USD và Lợi suất
Đồng thời, đồng đô la Mỹ (USD) yếu hơn đóng vai trò là động lực thuận lợi cho kim loại quý. Tuy nhiên, USD khó giảm sâu trong bối cảnh kỳ vọng ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Sự đặt cược này đã được khẳng định lại bằng biên bản cuộc họp FOMC diều hâu được công bố vào thứ Tư, cho thấy các nhà hoạch định chính sách lo ngại về việc cắt giảm lãi suất quá nhanh. Điều này cùng với cuộc đấu giá trái phiếu kỳ hạn 20 năm khá trầm lắng đã gây ra làn sóng bán tháo trên thị trường nợ Mỹ và đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn của Mỹ lên mức cao nhất trong gần 3 tháng. Theo đó, xung lực tăng của vàng có thể không bền vững.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 30 tháng 11, hạn chế đà tăng của vàng.
Các tin tức cần chú ý trong ngày
- Bài phát biểu của Fernandez – Bollo và Tuominen – Thành viên ban kiểm soát Ngân hàng Trung ương châu Âu.
- Chỉ số PMI Pháp, Đức, Châu Âu, Anh.
- Chỉ số giá tiêu dùng châu Âu tháng 1.
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần tại Mỹ.
- Chỉ số PMI Mỹ.
- Doanh số bán nhà tại Mỹ.
- Bài phát biểu của Jefferson và Harker từ Fed.
Nếu chỉ số giá tiêu dùng châu Âu tăng trở lại trong tháng 1 thì có thể tạo đà cho EUR, ghìm giá USD và hỗ trợ vàng.
Trong khi đó, PMI Mỹ cao hơn dự kiến lại là tin tức không vui cho vàng vì nó ủng hộ Fed duy trì lãi suất lâu hơn.
Nếu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu dưới 210 nghìn, vàng sẽ giảm vì nhà đầu tư sẽ thu hẹp kì vọng nới lỏng tiền tệ từ Fed.
Giavang.net