(GVNET) Tóm tắt
- Giá vàng giảm mạnh xuống dưới $2370 USD, chạm mức thấp mới trong 10 ngày vào đầu ngày thứ Năm.
- Nỗi lo sợ khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc gây ra xu hướng ‘bán tháo mọi thứ’.
- USD giảm khi Yên Nhật liên tục mạnh lên.
- Các tin tức quan trọng cần chú ý: GDP Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Phân tích
Trong phiên giao dịch ngày thứ Năm ngày 25/7, thị trường vàng giảm mạnh về vùng thấp nhất 10 ngày là $2366.
Áp lực bán vàng diễn ra dù Chỉ số DXY neo quanh mức 104,2 và Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm quanh ngưỡng 4,26%.
Thị trường gần như chắc chắn tới 100% Fed hạ lãi suất trong tháng 9 và thậm chí còn bắt đầu đặt cược động thái hạ lãi suất đầu tiên là 50 điểm dù xác suất thấp.
Giá vàng thủng mốc $2400 rồi rơi rất nhanh
Áp lực giảm trên thị trường Vàng rất mạnh trong sáng nay 25/7 khi thị trường kích hoạt ‘chế độ bán mọi thứ’ trong bối cảnh tâm lý e ngại rủi ro cực kì nghiêm trọng, được thúc đẩy bởi những lo lắng kinh tế ngày càng gia tăng ở Trung Quốc.
Khi mối lo ngại về tình trạng suy thoái của Trung Quốc ngày càng gia tăng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), ngân hàng trung ương của Trung Quốc, đã cắt giảm lãi suất Cơ sở cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn 1 năm từ 2,50% xuống 2,30% vào thứ Năm.
Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (AgBank), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Truyền thông đã cắt giảm lãi suất tiền gửi từ 5 đến 20 điểm cơ bản (bps), theo tuyên bố trên trang web của họ.
Việc cắt giảm lãi suất này của các ngân hàng Trung Quốc như một hồi chuông cảnh báo về những tổn thất kinh tế sắp xảy ra đối với Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại có thể ảnh hưởng lớn đến nhu cầu vật chất đối với Vàng, vì Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại màu vàng hàng đầu thế giới.
Đáng chú ý, đồng bạc xanh không phải là tài sản trú ẩn an toàn khi đồng Yên Nhật tiếp tục tăng cao hơn khi đánh giá triển vọng chính sách phân kì giữa Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) .
Các tin tức, dữ liệu cần chú ý trong ngày 25/7
- Đức: Bài phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức Nagel; Chỉ số kỳ vọng kinh doanh tháng 7 – Chỉ số đánh giá hiện tại tháng 7 – Môi trường kinh doanh Ifo tháng 7.
- Châu Âu: Bài phát biểu của Chủ tịch Lagarde; Eurozone họp bộ trưởng tài chính. Cung tiền M3 tháng 6 – Khoản cho vay tư nhân – Cho vay các doanh nghiệp phi tài chính tháng 6.
- Mỹ: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần; GDP Mỹ quý II; Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tháng 6; Chỉ số giá GDP quý II; PCE quý II.
- Mỹ: Đấu giá Hối phiếu 4 – 8 tuần, Đấu giá Kỳ phiếu 7 năm.
GDP hàng năm sơ bộ của Hoa Kỳ dự báo sẽ tăng lên 2,0% trong quý II, so với mức tăng trưởng 1,4% được báo cáo hồi quý I. Trong khi đó, Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần dự báo ở mức 237 nghìn đơn.
Nếu GDP Mỹ thấp hơn dự báo và hoặc số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng thì vàng sẽ có cơ sở để hồi phục.
Trong trường hợp GDP Mỹ cao hơn dự báo và hoặc số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm thì áp lực bán vàng sẽ càng lớn.
Phân tích kĩ thuật
Thị trường vàng rơi nhanh, thủng đường MA 20 ngày là một tín hiệu xấu.
- Hỗ trợ: $2361 (MA 50 ngày) – $2350 – $2325 – $2300.
- Kháng cự: $2390 (MA 20 ngày) – $2400.
Kết luận
Thị trường vàng rơi mạnh trong sáng nay khi chế độ bán mọi thứ xuất hiện. Điều này càng khẳng định vị thế và vai trò của Trung Quốc trên thị trường vàng. Những rủi ro đối với nền kinh tế nước này ảnh hưởng sâu sắc tới thị trường nói chung và vàng nói riêng. Trong ngắn hạn, có rất nhiều dữ liệu kinh tế bao gồm GDP quý II, Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần và PCE có thể xoay chuyển cục diện giá vàng.
Giavang.net