(GVNET) Thị trường vàng và bạc đã gặp khó khăn tại ngưỡng kháng cự (cũng là mức cao gần đây) vì lực mua có phần suy yếu. Tuy nhiên, một chuyên gia trong ngành cho biết đó là điều tất yếu của quá trình hợp nhất của kim loại quý và giá đang hướng tới mức cao hơn nhiều.
Trong phiên thứ Năm, vàng có lúc tiến sát mức kháng cự $2400 và giá bạc có lúc gần chạm ngưỡng $30. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lựa chọn chốt lời dù tin tưởng Cục Dự trữ Liên bang vẫn sẵn sàng giảm lãi suất trong năm nay.
Tại cuộc phỏng vấn với Kitco News, Michele Schneider, Giám đốc đào tạo và nghiên cứu giao dịch ở MarketGauge, nói rằng mặc dù Fed không muốn sớm báo hiệu sự bắt đầu của một chu kỳ nới lỏng mới, nhưng rõ ràng là lãi suất sẽ không tăng cao hơn nữa. Theo bà, điều này cuối cùng sẽ cung cấp sự hỗ trợ vững chắc cho kim loại quý.
Tuy nhiên, Schneider cho rằng cuộc tranh luận trên thị trường về chính sách tiền tệ của Mỹ chỉ là thứ tô điểm cho đà tăng của vàng, bạc hay cổ phiếu khai thác. Dưới góc nhìn của bà, sự bất ổn về địa chính trị khiến lạm phát cao hơn và hoạt động kinh tế yếu hơn mới là yếu tố cần chú ý.
Mặc dù thị trường đang thở phào nhẹ nhõm sau khi CPI lõi của Mỹ giảm xuống 3,6%, mức giảm đầu tiên trong 6 tháng, Schneider cho biết nhiều yếu tố vẫn sẽ đẩy giá tiêu dùng tăng cao và đè nặng lên tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường lạm phát đình trệ.
Các nhà kinh tế vẫn đang nhìn vào lạm phát ở những vị trí sai lầm. Lạm phát mà chúng ta đang thấy có nhiều sắc thái khác nhau. Điều này tạo ra một môi trường đầy thách thức mà các chỉ số lạm phát truyền thống có thể không phản ánh toàn bộ câu chuyện.
Địa chính trị – yếu tố chính giúp vàng tăng
Schneider cho biết bối cảnh địa chính trị leo thang là mối đe dọa lạm phát lớn nhất, điều này đang hỗ trợ nhiều nhất cho vàng và bạc. Lời cảnh báo của bà được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden áp thuế 100% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang áp dụng mức thuế cao hơn đối với công nghệ pin, tấm pin mặt trời, vi mạch bán dẫn và các khoáng sản quan trọng khác.
Schneider chỉ ra rằng Mỹ đang cố gắng khẳng định sự độc lập của mình bằng những bước đi này. Tuy nhiên, điều này có thể không khả thi cho sự tăng trưởng lâu dài.
Chúng tôi biết rằng con đường độc lập này không nhất thiết là tốt. Đất nước này đang tự cô lập, điều này khiến đồng đô la Mỹ và thị trường trái phiếu gặp rủi ro. Chúng tôi đã thấy các quốc gia không liên kết với Mỹ bán trái phiếu kho bạc của họ và mua vàng. Các quốc gia đang tích lũy nhiều vàng vì họ muốn tự bảo vệ mình.
Đồng thời, Schneider cho rằng kế hoạch hỗ trợ sản xuất trong nước của ông Biden cũng sẽ làm tăng giá tiêu dùng, do các công ty phải đối mặt với mức lương cao hơn khi sản xuất trong nước tăng lên.
Schneider cho rằng đối mặt với chi phí cao hơn, việc hoạt động tiêu dùng chậm lại, kéo nền kinh tế đi xuống chỉ là vấn đề thời gian.
Tôi nghĩ chúng ta đang nhanh chóng tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ và đây là lúc bạn muốn nắm giữ những tài sản như vàng và bạc.
Dự báo giá vàng và bạc
Về việc giá vàng sẽ đi về đâu, Schneider đánh giá thị trường kim loại quý dường như đang hình thành mô hình đầu và vai đảo ngược. Theo bà, việc phá vỡ mức $2400 có thể đẩy giá lên $2600.
Trong khi đó, Schneider nói rằng động lực vững chắc của bạc có thể đẩy giá lên trên $35 và thậm chí lên tới $40.
Khi được hỏi về cách các nhà đầu tư nên xây dựng vị thế trú ẩn an toàn như thế nào, bà cho biết hiện tại nó có tỷ trọng ngang nhau. Vàng, bạc và cổ phiếu khai thác, chiếm khoảng 15% tổng danh mục đầu tư của vị chuyên gia này.
Nếu mọi người đang muốn bước vào thị trường kim loại ngay bây giờ, tôi sẽ nghiêng nhiều hơn về bạc và cổ phiếu khai thác do tiềm năng tăng trưởng của chúng.
Schneider cho biết các nhà đầu tư cũng có thể đa dạng hóa việc tiếp cận thị trường kim loại của mình bao gồm các tài sản năng lượng quan trọng như uranium, đồng và khí đốt tự nhiên.
Mọi người mới chỉ bắt đầu nhận ra cuộc cách mạng AI này phụ thuộc vào năng lượng đến mức nào, vì vậy bạn cần/muốn để mắt đến những mặt hàng này.
Giavang.net