15.1 C
Hanoi
18/01/2025
GiaVang.Net
Image default
Phân tích chuyên sâu thị trường

VIP Chuyên sâu: Dự báo số liệu Niềm tin Người tiêu dùng Mỹ tối nay. Các kịch bản sắp tới của USD hé lộ điều gì?

Tóm tắt

  • Niềm tin của Người tiêu dùng CB Mỹ dự kiến sẽ được cải thiện hơn nữa trong tháng 9.
  • Lạm phát cao kỷ lục có thể đã ảnh hưởng đến tâm lý của các hộ gia đình.
  • Dù báo cáo ra sao, khả năng USD tăng giá vẫn khá lớn.

Phân tích

Niềm tin người tiêu dùng của Hội đồng Hội nghị Mỹ dự kiến sẽ được cải thiện trong tháng 9, kì vọng ở mức 104,0 so với ngưỡng 103,2 tháng 8. Cần lưu ý rằng, chỉ số này đã giảm từ tháng 5 đến tháng 7, chạm đáy ở mức 95,3. Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng thường được coi là chỉ số hàng đầu về chi tiêu của người tiêu dùng, một thước đo quan trọng về sức khỏe kinh tế của quốc gia.

Vào tháng 8, chỉ số phụ đo lường thành phần Tình hình Hiện tại đã cải thiện từ 139,7 lên 145,4, trong khi Chỉ số Kỳ vọng tăng lên 75,1 từ 65,6.

Lạm phát của Mỹ vẫn ở mức cao kỷ lục, có khả năng làm suy yếu tâm lý các hộ gia đình. Theo Cục Thống kê Lao động, Chỉ số Giá tiêu dùng hàng năm đạt 8,3% trong tháng 8, giảm so với mức cao nhất trong nhiều thập kỷ đạt được vào tháng 6 là 9,1%. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản đã chạm ngưỡng 6,3%, tăng lên từ mức 5,9% hàng năm trước đó. Thị trường tài chính bước vào chế độ né tránh rủi ro kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra đợt tăng lãi suất 75 bps lần thứ ba liên tiếp,

Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Trước đây, chúng ta không thể ngờ việc viruscorona tấn công Vũ Hán vào cuối năm 2019 sẽ là căn nguyên của suy thoái kinh tế toàn cầu. Đại dịch lây lan với tốc độ cực kì kinh khủng vào đầu năm 2020 đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Việc cách li xã hội chống dịch ban đầu chỉ nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh nhưng đã để lại hệ lụy cực kì lớn: ngừng hoạt động thương mại toàn cầu. Quan trọng hơn là, việc đưa hoạt động kinh tế trở lại bình thường khó khăn hơn rất nhiều dự đoán. Các vấn đề về chuỗi cung ứng và tắc nghẽn nguồn cung đã khiến giá cả tăng lên. Cho tới thời điểm thị trường bắt đầu cân bằng, Nga lại quyết định bắt đầu cuộc chiến với Ukraine.

Tất cả các sự kiện này đều khiến các nhà hoạch định chính sách và chính phủ mất cảnh giác. Các điều kiện tài chính quá lỏng lẻo, được đưa ra để đối phó với giai đoạn đầu của đại dịch coronavirus, hiện đang nhanh chóng được đảo ngược. Thế nhưng, việc tăng lãi suất ồ ạt có xu hướng làm chậm tăng trưởng kinh tế. Vương quốc Anh là nền kinh tế đầu tiên thừa nhận suy thoái, trong khi các nhà chức trách Hoa Kỳ có xu hướng từ chối ý tưởng này, bất chấp số liệu GDP 2 quý âm liên tục.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng đại dịch COVID-19 đã kết thúc. Nhưng liệu có phải vậy? Số ca lây nhiễm mới đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng 1 năm nay, và trong khi các ca nhiễm mới và tử vong đã giảm đáng kể, WHO không tin rằng chúng ta đã chấm dứt đại dịch. Trung bình, có 400 ca tử vong hàng ngày liên quan đến coronavirus ở Mỹ. Dù là ai đi chăng nữa, mỗi người Mỹ đều phải đối mặt với những thách thức giống nhau về việc làm, tiền lương và lạm phát.

Mỹ có thể đang làm tốt hơn các nền kinh tế lớn khác, Niềm tin của người tiêu dùng có thể đã tăng lên vào tháng 9. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng nguy cơ suy thoái vẫn ở mức cao và lạm phát dường như quá thờ ơ với các hành động tích cực của các nhà hoạch định chính sách.

Trong những ngày cuối năm nay và đầu năm sau, rất có thể chúng ta sẽ phải đối diện với nhiều bất ổn hơn và sự thụt lùi kinh tế sâu hơn. Đáng buồn là, các nhà chức trách khó có thể kiểm soát được tình hình.

Các kịch bản có thể xảy ra với USD

Một kết quả lạc quan của báo cáo Conference Board có thể giải tỏa tạm thời những áp lực trên thị trường tài chính, nhưng sự lạc quan như vậy sẽ không kéo dài. Dù sao số liệu Niềm tin tiêu dùng tăng có thể giúp Phố Wall phục hồi, với tâm trạng thị trường tốt hơn, có thể dẫn đến sự sụt giảm của USD.

Một kết quả tồi tệ hơn dự đoán chắc chắn có thể thúc đẩy đồng bạc xanh thông qua việc tâm lí nhà đầu là e ngại rủi ro.

DXY đạt mức cao kỷ lục 114,67 vào thứ Hai. Tuy rằng DXY đã rời đỉnh nhưng xu hướng vẫn là tăng theo biểu đồ hàng ngày. Chỉ số có thể sẽ duy trì đà tăng hiện tại và có nhiều khả năng để mở rộng đà tăng vượt mức 115,00 nếu số liệu thấp hơn dự báo.

Trong kịch bản điều chỉnh, DXY có thể về 110,00 nếu chỉ số DXY phá vỡ mức hỗ trợ tức thì là 112,90.

Kết luận

Chỉ số DXY tối nay sẽ phụ thuộc vào số liệu Niềm tin của người tiêu dùng và số liệu Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền. Tuy nhiên, dù kết quả ra sao, chúng tôi vẫn đánh giá khá cao tiềm năng tăng của đồng USD.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....