26 C
Hanoi
22/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Phân tích chuyên sâu thị trường

VIP Chuyên sâu: Dự báo lạm phát Mỹ ngày mai: Mua tin đồn, bán thực tế? 3 kịch bản cho CPI lõi cực kì quan trọng

Tóm tắt

  • Các nhà kinh tế kỳ vọng lạm phát lõi Mỹ tháng 6 sẽ giảm xuống 0,3%.
  • Giá xe đã qua sử dụng giảm nhanh chóng khiến một số chuyên gia nghĩ về mức tăng CPI lõi chỉ 0,2%.
  • CPI lõi tăng cao, từ 0,4% trở lên sẽ kích hoạt xu hướng bán tháo trên thị trường.

Phân tích

Những người sành sỏi đang ít tiền hơn – thể hiện qua việc giá xe cũ giảm 4,2% trong tháng 6. Theo đó, thị trường đang trở nên lạc quan hơn trước khi số liệu lạm phát Mỹ, thể hiện qua Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), được công bố vào ngày mai 12/7.

Tuy nhiên, khi thị trường đã dự báo sự suy giảm lạm phát rồi thì số liệu thực tế ở mức 0,3% với CPI lõi không còn là tin tốt bất ngờ nữa.

Thị trường sẽ chạy theo kịch bản: Mua tin đồn – Bán thực tế?

Thị trường cuối cùng sẽ đi theo kịch bản nào khi công bố CPI lõi Mỹ tháng 6 vào ngày mai 12/7, lúc 12:30 GMT (19h30 giờ Việt Nam).

Tại sao Lạm phát và Lạm phát lõi (Core CPI) lại quan trọng đối với thị trường?

Sau nhiều năm tập trung vào thúc đẩy thị trường lao động, lạm phát đã tăng phi mã vào năm 2021 và vì vậ các ngân hàng trung ương buộc phải chuyển hướng sang kiểm soát lạm phát. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) có xu hướng theo sát lạm phát lõi, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động, hơn là lạm phát chung.

Trong khi CPI Mỹ toàn diện giảm tốc xuống 4% (YoY – so với cùng kì năm ngoái) vào tháng 5 – và dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống 3,1% YoY vào tháng 6 – CPI cơ bản vẫn duy trì ở mức cao, tăng ở mức 5,3% YoY và kỳ vọng ở mức 5% YoY trong tháng 6. Tuy nhiên, Fed đặt mục tiêu đưa lạm phát về 2% và lạm phát vẫn còn cao hơn khá nhiều mức này.

Để kiểm tra xem việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả hay không, Fed và thị trường có xu hướng theo sát số liệu mang tính hàng tháng (MoM). Sau khi tăng 0,4% trong tháng 5, các nhà kinh tế hiện dự báo CPI lõi sẽ tăng 0,3% trong công bố ngày mai. Con số đó vẫn còn cao, vì nếu CPI lõi hàng tháng là 0,3% thì mức tăng hàng năm sẽ là 4%.

Diễn biến CPI lõi

Nguồn: FXStreet

Dựa trên dữ liệu và tuyên bố từ các quan chức Cục dự trữ Liên bang Mỹ, thị trường trái phiếu đang định giá Fed chắc chăn tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp cuối tháng 7 này (ngày 26/7), nhưng những động thái tiếp theo thì chưa chắc. Các dự đoán từ Ngân hàng trung ương chỉ ra hai lần tăng lãi suất trong thời gian còn lại của năm 2023, nhưng như mọi khi, Chủ tịch Fed luôn khẳng định là hành động phụ thuộc vào dữ liệu.

Tại sao thị trường lạc quan trước trước số liệu lạm phát?

Thứ Sáu tuần trước, báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp NFP, lần đầu tiên trong 15 tháng qua, không đạt như kì vọng của các nhà kinh tế, mặc dù vẫn cho thấy mức tăng đáng kể là 209.000 việc làm mới. Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh tầm quan trọng của lạm phát liên quan đến lao động và việc giảm số lượng tuyển dụng đã khiến các nhà đầu tư hưng phấn. Tuy nhiên, việc tăng lương 0,4% khiến cho nhà đầu tư lo ngại lạm phát dai dẳng.

Và vào thứ Hai thì chúng ta lại đón nhận tin từ Manheim.

Nguồn: Manheim

Manheim công bố chỉ số nổi bật nhất của Mỹ về xe đã qua sử dụng và chỉ số này cho thấy chi phí cho xe đã qua sử dụng đã giảm đáng kể 4,2% trong tháng 6 và 10,3% theo năm. Ô tô là mặt hàng có giá trị lớn, có tác động lớn đến CPI tổng thể và CPI cơ bản.

Điều đó định hình kỳ vọng cho bản phát hành vào thứ Tư.

Ba kịch bản CPI lõi và phản ứng của thị trường Đô la Mỹ, Vàng và chứng khoán

Kịch bản 1: CPI lõi tăng 0,3% hàng tháng

Mức tăng 0,3% của CPI lõi MoM phần nào đã được định giá trên thị trường và sẽ chỉ đóng vai trò xác nhận những gì thị trường đã mong đợi kể từ thứ Hai. Trong kịch bản này, đồng Đô la Mỹ sẽ tăng, Vàng giảm giá và chứng khoán sẽ đỏ.

Tuy nhiên, phản ứng né tránh rủi ro sẽ kéo dài? Chúng tôi không cho là vậy. Chứng khoán giảm vẫn là một tin tốt và các nhà đầu tư có thể sẽ tiếp tục định giá một đợt tăng lãi suất bổ sung thứ hai. Xu hướng chung của Đồng bạc xanh là giảm và đối với chứng khoán là tăng.

Một phản ứng giật đầu gối ‘mua tin đồn, bán sự thật’ có thể là cơ hội để tham gia vào xu hướng chung. Đây là kịch bản mà chúng tôi nghĩ có xác suất xảy ra cao nhất.

Kịch bản 2: CPI lõi giảm xuống 0,2% hoặc thấp hơn

Việc CPI cơ bản giảm xuống 0,2% so với tháng trước hoặc thấp hơn sẽ là điều mà thị trường hết sức chờ mong. Số liệu đó sẽ cung cấp bằng chứng chắc chắn hơn rằng lạm phát tại Mỹ đang trở về mục tiêu của Fed.

Trong kịch bản này, USD sẽ sụt rất sâu còn Vàng – Chứng khoán sẽ vọt tăng. Số liệu CPI lõi 0,2% hàng tháng có khả năng kích hoạt một động thái vừa phải và bất kỳ con số nào thấp hơn con số đó đều có thể dẫn đến trạng thái hưng phấn.

Kịch bản này chúng tôi đánh giá xác suất thấp hơn so với kịch bản 1.

Kịch bản 3: CPI lõi lớn hơn hoặc bằng 0,4%

Nếu CPI lõi hàng tháng tăng 0,4% hoặc cao hơn sẽ khiến nhà đầu tư thất vọng, phản ánh rằng dù giá hàng hóa như ô tô giảm, chi phí cho các dịch vụ sử dụng nhiều lao động và thậm chí cả nhà ở cũng không chịu giảm. Nó sẽ làm tăng kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất thứ hai sau động thái tăng vào cuối tháng 7.

Đây là kịch bản mà đồng USD sẽ lội ngược dòng tăng giá, Vàng – chứng khoán thì gặp áp lực điều chỉnh sâu. Thị trường sẽ phải suy nghĩ lại về đường hướng chính sách của Fed.

Kịch bản này có ít khả năng xảy ra nhất, nhưng chúng ta không thể không đề phòng.

Kết luận

Báo cáo lạm phát CPI rất quan trọng đối với thị trường tài chính, thường gây ra nhiều biến động hơn Bảng lương phi nông nghiệp NFP. Báo cáo của Manheim đã gây ra một số biến động trên thị trường và rõ ràng đã định hướng thị trường theo hướng lạm phát hạ nhiệt trong tháng 6, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc 3 kịch bản của chúng tôi về lạm phát lõi, phản ứng tương ứng của vàng, chứng khoán, USD. Tuy nhiên, xoay quanh con số 0,3% của CPI lõi đều có thể tạo ra những biến động và nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trong chiến lược giao dịch những ngày ‘có sóng’ như thế này.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....