(GVNET) Tóm tắt
- Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, mở rộng xu hướng nởi lỏng tiền tệ.
- Úc sẽ nổi bật khi giữ nguyên lãi suất.
- Số liệu CPI của Hoa Kỳ có thể sẽ chỉ ra lạm phát tại nền kinh tế dai dẳng.
Xu hướng chính sách tiền tệ toàn cầu đa phần là nới lỏng tiền tệ. Các ngân hàng trung ương ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Canada và Thụy Sĩ đang trên đà cắt giảm lãi suất trong tuần này, sau động thái tương tự ở Hoa Kỳ hồi tháng 11. Dữ liệu lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng rất đáng chú ý.
Bất ổn địa chính trị toàn cầu cũng rất đáng lưu ý. Sự sụp đổ thảm khốc của chế độ Syria là một khoảnh khắc lịch sử và có thể mở ra cơ hội – cũng như rủi ro – cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này và khu vực. Tuy nhiên, thị trường có thể sẽ bỏ qua các diễn biến địa chính trị nếu chưa có tin tức mới. Một cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát Syria sắp diễn ra, với rất ít khả năng leo thang ngay lập tức – ít nhất là không phải cuộc đấu tranh ảnh hưởng đến giá dầu.
RBA sẽ giữ nguyên lãi suất bất chấp lo ngại về Trung Quốc
Quyết định chính sách được công bố lúc 3:30 GMT hôm thứ Ba. Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) được kì vọng sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 4,35%. Thống đốc RBA Michelle Bullock là người theo chủ nghĩa diều hâu, và bà cũng có lý do chính đáng để giữ chi phí vay ở mức cao.
Tỷ lệ thất nghiệp của Úc là 4,1% trong tháng 10, khá thấp. Lạm phát đã giảm từ mức cao, nhưng không có nguy cơ giảm phát như ở Trung Quốc, đối tác thương mại chính của nước này.
Trong trường hợp Úc giữ nguyên lãi suất, đồng đô la Úc sẽ tăng trong tuần, đặc biệt là khi các ngân hàng trung ương khác cắt giảm lãi suất. Trong trường hợp xảy ra kịch bản giảm lãi suất (ít có khả năng), không chỉ đồng đô la Úc bị ảnh hưởng mà chứng khoán toàn cầu cũng có thể biến động.
CPI lõi vẫn là trọng tâm của báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ
Dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố vào thứ Tư lúc 13:30 GMT. Trong 3 tháng liên tiếp, Chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI lõi) đạt 0,3% MoM (hàng tháng), phản ánh mức tăng hàng năm là 3,6% trong tháng 11. Đó không phải là điều mà Ngân hàng trung ương Mỹ muốn thấy, họ mong muốn lạm mức giảm xuống còn 2% trong mức tăng giá cơ bản.
Xu hướng ổn định của lạm phát có thể sẽ không ngăn Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giảm 25 điểm cơ bản vào tuần tới, nhưng nó sẽ thu hẹp kì vọng chính sách nới lỏng tiền tệ trong năm 2025. Điều đó sẽ thúc đẩy Đồng đô la Mỹ và gây áp lực lên Vàng và Cổ phiếu.
Mặc dù lạm phát tại nền kinh tế Mỹ đã hạ nhiệt sâu và Fed tập trung vào việc làm, bất kỳ bất ngờ nào trong CPI lõi cũng sẽ tác động đến thị trường, đặc biệt là nếu bất ngờ đó thấp hơn 0,2% so với kỳ vọng.
BOC dự kiến sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản sau khi tỷ lệ thất nghiệp tăng
Quyết sách của Ngân hàng trung ương Canada được đưa ra vào thứ Tư lúc 14:45 GMT, họp báo lúc 15:30 GMT. Trái ngược với RBA, Ngân hàng Canada (BOC) dự kiến sẽ nổi bật hơn bằng cách đi xa hơn theo xu hướng cắt giảm lãi suất. Nền kinh tế của quốc gia Bắc Mỹ này đang gặp phải một số trở ngại trên con đường phát triển.
Báo cáo việc làm gần đây của Canada cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng đáng thất vọng lên 6,8%. Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, Donald Trump, đã đe dọa sẽ áp thuế đối với Canada nếu nước này không hạn chế dòng người di cư đến, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị của quốc gia này.
Thống đốc Tiff Mackelm và các đồng nghiệp của ông có thể sẽ vẽ nên một bức tranh tương đối ảm đạm về nền kinh tế địa phương, biện minh cho việc cắt giảm, nhưng có thể sẽ không cam kết cắt giảm lãi suất thêm nữa. Trong trường hợp như vậy, Đô la Canada có thể tăng trở lại sau phản ứng “mua tin đồn, bán sự thật”.
Nếu Mackelm báo hiệu sẽ cắt giảm lãi suất thêm vào đầu năm 2025, Đô la Canada sẽ bị ảnh hưởng và cũng có thể ảnh hưởng xấu đến Đồng bạc xanh – dự báo của BOC cũng dựa trên triển vọng của Hoa Kỳ, vì phần lớn hàng xuất khẩu của Canada là sang Hoa Kỳ. Sự bi quan về Hoa Kỳ có thể có những tác động rộng hơn.
SNB có thể gây bất ngờ với triển vọng ổn định
Quyết định đưa ra vào lúc 8:30 GMT thứ Năm. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) chỉ họp một lần mỗi quý – và có xu hướng gây bất ngờ cho thị trường. Trong 5 cuộc họp về lãi suất gần đây nhất, các quyết định của SNB khiến thị trường bất ngờ trong 3 trường hợp – tất cả đều nghiêng về phía ôn hòa.
Thụy Sĩ có lạm phát thấp và lãi suất thấp 1%, và các nhà kinh tế hiện kỳ vọng sẽ cắt giảm thêm xuống 0,75%. Tuy nhiên, SNB có thể quyết định tạm dừng các động thái tiếp theo.
Một trong những lý do khiến lạm phát thấp hơn đến từ tỷ giá hối đoái mạnh của Franc Thụy Sĩ, hậu quả của căng thẳng ở Trung Đông. Bây giờ khi cường độ đã lắng xuống, Franc đã ở thế yếu, khiến việc cắt giảm lãi suất không còn quá cấp thiết nữa.
Trong trường hợp SNB gây bất ngờ bằng cách giữ nguyên lãi suất, không chỉ đồng tiền Pháp tăng giá mà đồng Euro cũng có thể được hưởng lợi, vì điều đó sẽ ngụ ý rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ có lập trường cứng rắn hơn.
Nếu SNB cắt giảm lãi suất như dự kiến, sẽ có tác động tiêu cực đến đồng Franc, nhưng không lớn bằng quyết định bất ngờ giữ nguyên lãi suất.
ECB có thể gây tổn hại cho đồng Euro với triển vọng không chắc chắn
ECB sẽ đưa ra quyết sách vào thứ Năm lúc 13:15 GMTvà họp báo của bà Lagarde lúc 13:45. Lần cắt giảm lãi suất thứ ba liên tiếp? Đó là kỳ vọng của ECB. Tuy nhiên, dự báo về việc cắt giảm lãi suất lớn hơn phần lớn đã phai nhạt. Trong khi lạm phát giảm ở lục địa già, các số liệu gần đây cho thấy sự ổn định. Hơn nữa, tăng trưởng đã vượt quá kỳ vọng phần nào, cho thấy không phải mọi thứ đều u ám và bi quan.
Mặt khác, châu Âu đang phải chịu đựng tình trạng bất ổn chính trị ở Đức và Pháp, những quốc gia lớn nhất. Chính phủ Pháp sụp đổ và Đức đang hướng tới cuộc bầu cử vào tháng 2. Cả hai nền kinh tế đều đang gặp khó khăn.
Cũng có sự không chắc chắn ngày càng tăng về các chính sách của chính quyền Hoa Kỳ tiếp theo. Khả năng cao ECB sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản như mong đợi, nhưng dự báo và thông điệp của tổ chức này có thể không đồng nhất và không chắc chắn, với rất nhiều yếu tố biến động.
Thị trường sẽ làm gì khi đối mặt với sự không chắc chắn? Họ sẽ bán/mua các tài sản có liên quan. Ngay cả khi ECB kiềm chế không cắt giảm đáng kể hơn và từ chối cam kết thực hiện các động thái lớn hơn nữa, Euro nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng, kéo dài đà giảm của nó.
Giavang.net