32 C
Hanoi
11/05/2024
Image default
Phân tích chuyên sâu thị trường

VIP Chuyên sâu: ANZ: Mất niềm tin vào trái phiếu, cơn khát vàng của các NHTW lên cực điểm

(GVNET) Trong hơn một thập kỷ qua, các ngân hàng trung ương (NHTW) đóng vai trò là lực lượng mua vàng đáng kể. Nhu cầu mua vàng của họ rất lớn và quan trọng là họ không hề che dấu sự thèm khát vàng trong suốt 2 năm qua, thể hiện bởi dự trữ toàn cầu tăng hơn 1.000 tấn vào cả năm 2022 và 2023.

Các nhà phân tích hàng hóa tại ANZ chỉ ra trong 2 năm qua, việc mua vàng của các ngân hàng trung ương đã tăng gấp 3 lần, chiếm từ 25% đến 30% trong tổng cầu.

Mặc dù tốc độ gom vàng có thể giảm từ mức kỷ lục hiện tại, ngân hàng Úc dự kiến nhu cầu của các ngân hàng trung ương sẽ vẫn là một yếu tố quan trọng chi phối thị trường vàng trong ít nhất 6 năm tới. Các nhà phân tích nhấn mạnh:

Các NHTW của thị trường mới nổi có thể mua hơn 600 tấn vàng hàng năm cho đến năm 2030, để kim loại quý này chiếm tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối của họ ở ngưỡng 10%. Trung Quốc có thể chiếm phần lớn trong tổng cầu vàng chính thức toàn cầu.

Tại sao các NHTW gom vàng mạnh tới vậy?

Các nhà phân tích cho biết sự không chắc chắn địa chính trị gia tăng, rủi ro kinh tế tăng lên và áp lực lạm phát gia tăng là những yếu tố chính sẽ tiếp tục thúc đẩy việc mua vàng của các ngân hàng trung ương. Mặc dù vậy, Ngân hàng ANZ cũng lưu ý rằng có một lý do khác quan trọng đằng sau nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương khi chính phủ cố gắng đa dạng hóa các khoản nợ trái phiếu của mình.

ANZ lưu ý rằng Trái phiếu Mỹ chiếm khoảng 59% tổng dự trữ ngoại hối được phân bổ trên toàn cầu. Tuy nhiên, giá trái phiếu đã giảm trong 2 năm qua khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu chu kỳ siết chặt lãi suất mạnh mẽ nhất trong 40 năm.

Đồng thời, mức lợi suất trái phiếu cao hơn đã làm cho đô la Mỹ tăng giá, làm cho nghĩa vụ nợ của các quốc gia trở nên đắt đỏ hơn, chúng chủ yếu được định giá bằng đô la.

ANZ ước tính rằng khoảng 50% sự suy giảm của các dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương châu Á trong năm 2022 đến từ các tổn thất về đánh giá giá trị.

Điều này khá lớn và có khả năng để lại tổn thất lâu dài. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa dự trữ của họ ra khỏi trái phiếu.

ANZ lưu ý rằng vàng là một lựa chọn hấp dẫn thay thế cho trái phiếu vì vàng đã chứng minh nó là tài sản ổn định trong 2 năm qua. Theo các nhà phân tích:

Sự thể hiện của vàng trong giai đoạn 2022 – 2023 dù lợi suất thực toàn cầu tăng mạnh chính là nguyên nhân khiến vàng hấp dẫn.

Vàng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ toàn cầu

Việc đa dạng hóa ra khỏi đô la Mỹ cũng tăng đà cho xu hướng deglobalization, mà ANZ nói sẽ cũng ủng hộ dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương.

Hệ thống tiền tệ toàn cầu đang tiến triển, các thị trường mới nổi đang thúc đẩy đồng tiền của chính họ trong hoạt động thanh toán quốc tế. Trung Quốc được cho là đang thực hiện các giao dịch với Nga bằng RMB và đã làm rõ ý định của mình trong việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Những quốc gia khác, như Ấn Độ, cũng đang thúc đẩy việc thanh toán thương mại nước ngoài bằng đồng tiền của chính họ. Hệ thống đa đồng tiền này đang tiến triển dần, và vàng có thể đóng một vai trò quan trọng khi điều này phát triển.

Mặc dù thị trường vàng vẫn đang chờ đợi một yếu tố kích hoạt xu hướng khi giá cố định ở trên $2000, các nhà phân tích tại ANZ nói rằng nhu cầu từ các ngân hàng trung ương sẽ giúp hỗ trợ giá vàng đẩy trở lại mức cao kỷ lục khoảng $2200 vào cuối năm.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....