Cố gắng đo lường tác động kinh tế do coronavirus gây ra là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, khi muốn tìm ra tác động của virus đối với vàng, các nhà đầu tư nên chú ý đến những gì các ngân hàng trung ương trên thế giới đang làm.
Bất kỳ sự nới lỏng tiền tệ bổ sung nào (có thể) xuất phát từ tăng trưởng kinh tế chậm hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu nắm giữ vàng lâu dài, Rhona O’Connell, người đứng đầu mảng phân tích thị trường của INTL FCStone về khu vực EMEA và châu Á cho biết. Rhona O’Connell đã viết vào thứ Tư rằng:
Tiềm năng sản xuất giảm sút do coronavirus đã khiến một số chính phủ cắt giảm lãi suất hoặc thêm vào động thái nới lỏng tiền tệ, trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ đã giảm sâu. Điều này hoàn toàn tích cực đối với vàng trong môi trường không thích rủi ro, mặc dù theo định nghĩa thì chúng ta không thể biết được kịch bản đó sẽ tồn tại bao lâu trước khi dịch bệnh này được kiểm soát.
Cổ phiếu hồi phục và tăng lên tốt trong tuần này sau đợt bán tháo trước đó được kích hoạt bởi nỗi sợ coronavirus. Vàng đã thấy một số áp lực bán nhưng thị trường vẫn duy trì tốt mức hỗ trợ $1550 và củng cố trên mức $1560/oz. Bà chỉ ra:
Các thị trường tài chính đã hoạt động sôi nổi kể từ khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại vào thứ Hai. Giới đầu tư cảm thấy nhẹ nhõm phần nào kể từ thứ ba khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tiếp tục bơm thanh khoản ở quy mô lớn. Điều này thúc đẩy cổ phiếu của Trung Quốc cao hơn và cổ phiếu trên toàn thế giới đã vui mừng khi nhiều nhà lãnh đạo đưa ra gợi ý về hành động một cách phù hợp.
Nhưng những động thái thị trường này chỉ là tiếng vang ngắn hạn, bà nói thêm. Điều mà các nhà đầu tư nên tập trung vào là những gì các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới quyết định làm gì tiếp theo khi đối phó với sự sụp đổ kinh tế do virus. O’Connell nhấn mạnh:
Các chính phủ của Châu Á đã bắt đầu xem xét quyết định về lãi suất. Thái Lan đã giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 1,0% cho lãi suất chuẩn của mình, lập luận rằng một số lượng lớn các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi coronavirus cũng như hạn hán và chậm trễ trong việc thông qua ngân sách.
Ngân hàng trung ương Philippines cũng cắt giảm lãi suất trong tuần này 25 điểm cơ bản xuống còn 3,75% để đối phó với coronavirus.
Trên hết, Ngân hàng Dự trữ Úc có thể sẽ sớm xem xét cắt giảm lãi suất nếu tăng trưởng kinh tế không đủ nhanh dưới đám mây u ám do coronavirus tạo ra. Các quốc gia khác gần đây đã cắt giảm lãi suất hơn nữa bao gồm Iceland và Bahrain. Lãi suất tại Liên minh châu Âu và Nhật Bản đã ở trong lãnh thổ tiêu cực, theo O’Connell. Bà viết:
Môi trường lãi suất và bơm thanh khoản mới vào các nền kinh tế có thể bổ sung yếu tố hỗ trợ cho thị trường. Nhiều khả năng rằng điều này đã được định giá, nhưng nó sẽ tiếp tục là một yếu tố hỗ trợ trong giai đoạn rủi ro tài chính.
Giavang.net