Hôm thứ Năm 28/10, Văn phòng Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ đưa ra báo cáo về tình hình kinh tế và số liệu cho thấy nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn tháng 7-9.
Ước tính trước cho thấy GDP uý III của Hoa Kỳ chỉ tăng 2% so với kỳ vọng của thị trường là 2,7%. Trong quý thứ II, GDP của Hoa Kỳ đạt 6,7% hàng quý. Báo cáo cho biết:
Sự gia tăng GDP thực tế trong quý thứ III phản ánh sự gia tăng trong đầu tư hàng tồn kho tư nhân, chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), chi tiêu của chính quyền địa phương và tiểu bang, và đầu tư cố định ngoài khu dân cư được bù đắp một phần bởi sự giảm đầu tư cố định cho khu dân cư, chi tiêu của chính phủ liên bang và hàng xuất khẩu. Nhập khẩu, vốn là yếu tố mang dấu trừ trong tính toán GDP, đã tăng lên.
Giá vàng giảm từ mức cao hàng ngày sau khi công bố dữ liệu, với giá vàng kỳ hạn tháng 12 trên sàn Comex giao dịch cuối cùng ở mức 1800$, tăng 0,07% trong ngày.
Tiêu dùng cá nhân thực sự chậm lại trong quý III, chỉ tăng 1,6% sau khi tăng mạnh 12% trong quý II. Biến thể Delta, các vấn đề về chuỗi cung ứng và tăng giá là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm.
Về mặt lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng PCE đứng ở mức 5,3% so với mức tăng trước đó là 6,5%. Chỉ số PCE lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động và là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang, ở mức 4,5% so với mức tăng 6,1% được công bố trong quý trước.
Báo cáo nhấn mạnh các vấn đề của chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô, nhà kinh tế cấp cao Katherine Judge của CIBC Capital Markets cho hay. Bà chỉ ra:
Tốc độ tăng trưởng hàng năm 2,0% thấp hơn kỳ vọng chung là 2,6% và bao gồm giảm chi tiêu hàng hóa, chủ yếu phản ánh việc mua ô tô giảm do tắc nghẽn nguồn cung, phần nào bù đắp cho tăng trưởng chi tiêu dịch vụ, vốn đã giảm tốc bởi biến thể Delta. Đầu tư vào khu dân cư giảm do tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu gia tăng, trong khi đầu tư kinh doanh tăng vào các sản phẩm sở hữu trí tuệ, bù đắp cho sự sụt giảm của thiết bị và cấu trúc.
Bà nói thêm rằng nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong quý IV.
Tăng trưởng trong quý IV nhiều khả năng cao hơn khi cơn bão Ida tác động ngược trở lại, trong khi sự giảm nhanh số ca nhiễm Covid có thể hỗ trợ hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, mặc dù tắc nghẽn chuỗi cung ứng vẫn là một rủi ro cần lưu ý.
Giavang.net