Khuyến nghị của các công ty chứng khoán (CTCK) phần nào tương đồng trong thời điểm hiện tại. KBSV khuyên nhà đầu tư đóng các vị thế ngắn hạn, Aseansc cho rằng nên giảm tỷ trọng ở phiên tăng điểm mạnh, BVS khuyến nghị giải ngân trong phiên điều chỉnh.
Điểm lại diễn biễn thị trường chứng khoán Việt tuần trước
Dưới đây là biểu đồ diễn biến các chỉ số chứng khoán Việt tuần 11 – 15/3
Nguồn ảnh: Vneconomy
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Thị trường đã có 1 tuần giao dịch hết sức tích cực trong tuần qua, đặc biệt đà tăng tốt đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và bộ đôi cổ phiếu họ nhà Vin là VRE và VHM. Tôi cho rằng dù phiên trước đó chỉ số VN-Index đã ghi nhận một phiên giảm điểm nhẹ nhưng lực cầu mạnh ở vùng chỉ số thấp, tập trung vào các cổ phiếu largecaps và các nhóm cổ phiếu dẫn dắt và định hướng thị trường như nhóm ngân hàng cho thấy nhà đầu tư vẫn duy trì sự lạc quan về thị trường.
Một vấn đề hiện tại là thị trường đang rơi vào “vùng trống” thông tin hỗ trợ nên sẽ khó có thể có cú bứt phá mạnh tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc thị trường khó có thể giảm sâu vào thời điểm hiện tại.
Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán, chuyên gia
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Đóng các vị thế ngắn hạn
Phiên tái cơ cấu danh mục quý 1/2019 của 2 quỹ ETF lớn nhất diễn ra khá êm đềm nhưng áp lực bán – phân phối trên nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn gia tăng mạnh bất chấp nỗ lực tăng giá của nhóm dầu khí, ngân hàng. Căn cứ vào trạng thái giao dịch cuối phiên 15/03, KBSV quan ngại tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Làn sóng phân hoá vẫn lan rộng trên thị trường nhưng biên độ biến động của các cổ phiếu riêng lẻ đang có xu hướng thu hẹp trở lại. KBSV cho rằng các cơ hội giao dịch ngắn hạn không còn hấp dẫn với mức rủi ro tăng cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các phiên tăng điểm để bán giảm tỷ trọng đồng thời dần đóng các vị thế ngắn hạn.
CTCK Asean (Aseansc): Giảm tỷ trọng ở phiên tăng điểm mạnh
Phiên giao dịch 15/03, mặc dù có lúc giảm hơn 7 điểm, tuy nhiên, chỉ số VN-Index đã thu hẹp đà giảm, và đóng cửa trên 1,000 điểm nhờ lực kéo đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như BID, PLX và HDB. Ở chiều ngược lại, VHM, VCB, GAS, MSN, VRE, HPG và POW là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giảm giá, tác động tiêu cực lên chỉ số. Kết thúc phiên giao dịch 15/03, chỉ số VN-Index giảm 4.32 điểm (tương ứng giảm 0.43%), đóng cửa ở mức 1,004.12 điểm. Thanh khoản HOSE ở mức hơn 250 triệu cổ phiếu, giá trị gần 6,500 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (131 mã tăng/178 mã giảm). Cùng với đó, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 172 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào HPG.
Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn – Chứng khoán MBS
Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy thị trường vẫn đang giằng co và tích lũy xung quanh mốc 1.000 điểm, xu hướng chung vẫn là đi lên nhưng lực tăng đang yếu dần. Chính vì vậy, theo tôi giai đoạn này vẫn nên giữ tỷ trọng ở mức hợp lý và chờ thêm các tín hiệu mới để xác định chiến lược đầu tư tiếp theo.
Giavang.net tổng hợp