Trong những giờ đầu phiên giao dịch thứ Tư 26/2 tại thị trường châu Âu, đồng đô Mỹ ngừng giảm so với giỏ các đồng tiền chính. Tuy vậy, USD vẫn ở thế phòng thủ bởi có kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới để hỗ trợ nền kinh tế khi coronavirus tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới.
Đồng bạc xanh ban đầu tăng khi virus bùng phát tại Trung Quốc và lan sang châu Á bởi lúc đó nhà đầu tư cảm nhận sức mạnh tương đối của các tài sản tài chính của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi mà Covid-19 phát lan rộng ra khắp thế giới, thương nhân toàn cầu không còn thấy nền kinh tế Hoa Kỳ miễn dịch nữa và đã bắt đầu đặt cược Fed sẽ phải cắt giảm lãi suất để bù đắp cho sự sụp đổ kinh tế sau khi các biện pháp ngăn chặn virus chưa mang tới thành công.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cảnh báo người Mỹ vào thứ Ba rằng cần chuẩn bị cho đại dịch.
Trái ngược với Fed, các ngân hàng trung ương lớn khác của thế giới như Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản khá hạn chế trong việc nới lỏng thêm nữa khi mà lãi suất của họ đã ở mức thấp kỷ lục.
Chỉ số USD và diễn biến các cặp tỷ giá chính
Cập nhật lúc 16h27 giờ Việt Nam, tức 9h27 giờ GMT, chỉ số đô la Mỹ, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ 6 các đồng tiền chính, nhích 0,04% lên 98,942.
Đồng bảng sụt sâu, cặp GBP/USD mất 0,37% còn 1,2956.
Đồng tiền chung mở rộng xu hướng đi lên, tỷ giá EUR/USD leo ngưỡng 1,0888 (+0,08%).
Đồng Yên Nhật Bản đảo chiều đi xuống, USD/JPY ở mức 110,23 (+0,04%). USD vẫn đang neo quanh mức đỉnh 10 tháng sao với yên ghi nhận hôm thứ Năm tuần trước.
France Thụy Sỹ được mua vào nhờ vị thế an toàn thường thấy, cặp USD/CHF ở ngưỡng 0,9744 (-0,16%).
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc trong giao dịch nội địa giảm trở lại, cặp USD/CNY cộng 0,10% chạm mốc 7,0198.
Đồng tiền Úc và tiền tệ New Zealand giao dịch trong sắc đỏ so với tiền tệ Mỹ. Cụ thể, USD/AUD cộng 0,45% giao dịch ở 1,5205; USD/NZD tiến 0,20% chạm 1,5849; tương ứng.
Đồng tiền Canada ở thế giảm, cặp USD/CAD giao dịch ở 1,3295 (+0,14%).
Giavang.net