Trong những giờ đầu phiên giao dịch thứ Hai 16/3 tại thị trường châu Âu, đồng USD sụt sâu sau động thái mạnh mẽ từ Cục Dự trữ Liên bang nhằm hỗ trợ nền kinh tế Hoa Kỳ chống chọi coronavirus vốn làm gián đoạn hoạt động toàn cầu sâu sắc hơn bao giờ hết.
Yên Nhật tăng tới gần 2% sau khi sụt mạnh tuần trước bởi Ngân hàng Nhật Bản giữ lãi suất không đổi nhưng tăng mua tài sản.
Sự lây lan toàn cầu của coronavirus đã làm rúng động thị trường trong những tuần gần đây, khiến cho sự biến động tăng đột biến và thúc đẩy dòng vốn chạy tới các tài sản trú ẩn. Đồng đô la Mỹ đã là một trong những thứ hưởng lợi chính từ động thái này, được hỗ trợ bởi lãi suất tương đối cao và nền kinh tế đang phát triển.
Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất xuống gần 0 vào cuối Chủ nhật và tuyên bố mua lại trái phiếu khổng lồ, thêm vào đó là sự kích thích ngày càng tăng của các ngân hàng trung ương và chính phủ trên thế giới.
“Bản thân hành động này sẽ không giải cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái kinh tế, nhưng nó sẽ giúp giảm thiểu rủi ro từ căng thẳng tài chính có thể khiến tăng trưởng và việc làm trở nên tồi tệ hơn rất nhiều”, James Knightly, chuyên gia kinh tế quốc tế tại ING .
“Sự khủng hoảng nguồn cung trong sản xuất, sự hoảng loạn trong lĩnh vực tài chính và sự sụp đổ trong du lịch hàng không, khách sạn và các hoạt động giải trí có nghĩa là chúng ta có thể thấy sự thu hẹp hàng quý với quy mô từng ghi nhận trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, đặc biệt là với triển vọng đóng cửa một số thành phố”.
Knighltly cho biết ING hiện mong đợi mức giảm hàng năm của Hoa Kỳ là 8% GDP trong quý II. Con số này gọi nhớ mức giảm 8,4% và 4,4% trong quý cuối cùng của năm 2008 và quý đầu tiên của năm 2009.
Câu chuyện sụt giảm của đông USD còn đến từ một lưu ý nghiên cứu của Morgan Stanley, khuyến nghị bán đồng bạc xanh, được công bố trước hành động mới nhất của Fed. Họ viết:
Chúng tôi hy vọng USD sẽ yếu đi, được thúc đẩy bởi sự kết hợp có liên quan giữa kích thích tích cực của Fed và sự phục hồi rủi ro chiến thuật. Chỉ số đô la Mỹ có thể đạt tới, nếu không vi phạm, mức 95.
Các chiến lược gia khuyến nghị nên mua đồng euro so với đồng đô la với mục tiêu là 1,16 và điểm dừng khá rộng ở mức 1,08 do biến động thị trường cao. Morgan Stanley nhấn mạnh:
Thị trường đã thay đổi rất nhiều trong vài tuần qua, với mức giảm 20% gần đây trong cổ phiếu toàn cầu, một trong những biến động kì lục. Nhìn qua các lớp tài sản, chi phí lợi ích của việc chấp nhận rủi ro đang ngày càng chuyển động theo hướng tích cực.
Đồng đô la vẫn được hưởng lợi từ dòng tiền trú ẩn an toàn so với các loại tiền tệ của thị trường mới nổi, khi tăng hơn 1% so với đồng peso của Mexico và đồng rupiah của Indonesia, hơn 2% so với đồng rúp của Nga và 7,3% so với đồng xu Kazakhstan.
Chỉ số USD và diễn biến các cặp tỷ giá chính
Cập nhật lúc 15h30 giờ Việt Nam, tức 8h30 giờ GMT, chỉ số đô la Mỹ, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chính, sụt 1,18% về 97,740.
Đồng bảng tăng mạnh sau khi giảm sâu tuần trước, tỷ giá GBP/USD tiến 0,72% chạm 1,2365.
Đồng tiền chung vọt gần 1% so với USD, cặp EUR/USD lên mức 1,1203 (+0,88%).
Đồng Yên Nhật hồi sinh sau cú ngã gục vì BOJ, USD/JPY giao dịch tại 106,27 (-1,52%).
France Thụy Sỹ cũng chung kịch bản như yên Nhật, cặp USD/CHF ở ngưỡng 0,9412 (-0,89%).
Nhân dân tệ Trung Quốc trong giao dịch nội địa tăng so với tiền tệ Mỹ, USD/CNY lùi 0,10% về còn ở 6,9970.
Các đồng tiền hàng hóa, gồm đồng tiền Úc và tiền tệ New Zealand đều giao dịch trong sắc xanh so với USD. Cụ thể, USD/AUD mất 0,72% về giao dịch ở 1,6180; USD/NZD sụt 0,15% còn 1,6515; tương ứng.
Đô la Canada là đồng tiền hiếm hoi giảm sao với đồng bạc xanh, cặp USD/CAD giao dịch ở 1,3876 (+0,53%).
Giavang.net