Trong những giờ đầu phiên giao dịch thứ Sáu 4/6 tại thị trường châu Âu, EUR tiếp tục tăng mạnh sau khi được trợ lực tốt từ việc mở rộng gói kích thích khổng lồ của Ngân hàng trung ương châu Âu, thúc đẩy kì vọng về sự hồi phục kinh tế toàn cầu.
Đồng tiền chung vươn cao sau động thái của ECB vào thứ Năm, cụ thể họ tăng kế hoạch mua trái phiếu khẩn cấp thêm 600 tỷ euro, cao hơn mức 500 tỷ euro mà các thị trường dự kiến, lên tới 1,35 nghìn tỷ euro và mở rộng kế hoạch đến giữa năm 2021.
“Các biện pháp nới lỏng này là một minh họa khác cho thấy ECB sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp khu vực đồng Euro tồn tại trong cuộc khủng hoảng corona”, chuyên gia phân tích tại Nordea cho biết.
Đô la Úc lên mức cao nhất trong năm nay, trong khi tiền tệ New Zealand hiện cũng đang giao dịch ở mức trước đại dịch.
Điều này phản ánh sự lạc quan rộng rãi rằng các nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi khi các hạn chế giãn cách xã hội được nới lỏng, dẫn đến các nhà đầu tư từ bỏ các đồng tiền trú ẩn an toàn như USD, JPY.
Chỉ số USD và diễn biến các cặp tỷ giá chính
Cập nhật lúc 15h52 giờ Việt Nam, tức 8h52 giờ GMT, chỉ số đô la Mỹ, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ 6 các đồng tiền chính, nhích 0,05% lên 96,703.
Đồng bảng hồi phục tốt, chạm đỉnh hơn 3 tháng, cặp GBP/USD cộng 0,32% chạm ngưỡng 1,2634.
Đồng tiền chung vươn cao, tỷ giá EUR/USD giao dịch ở mức 1,1338 (+0,01%) – tốt nhất trong 3 tháng qua. Trong tuần, EUR đã tăng 2,4% và được thiết lập để đạt được mức tăng tuần thứ ba liên tiếp.
Đồng Yên Nhật Bản liên tục mất giá, USD/JPY ở mức 109,23 (+0,09%).
France Thụy Sỹ không được ưa chuộng, cặp USD/CHF ở ngưỡng 0,9577 (+0,25%).
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc trong giao dịch nội địa hồi phục tốt, cặp USD/CNY lùi 0,18%, về mốc 7,0945.
Các đồng tiền hàng hóa tăng trở lại sau phiên thứ Năm điều chỉnh. Cụ thể, USD/AUD mất 0,40% về giao dịch ở 1,4343; USD/NZD sụt 0,41% giao dịch ở 1,5405; tương ứng.
Đồng tiền Canada tăng nhờ xu hướng giá hàng hóa, cặp USD/CAD giao dịch ở 1,3488 (-0,07%).
Giavang.net