25 C
Hanoi
23/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Tin mới nhất Vàng

Tin thành viên: NFP tháng 11 quá tệ nhưng lạm phát lại tăng cao, Fed sẽ làm gì để ít thiệt hại nhất có thể?

Hôm thứ Sáu 3/12, hợp đồng vàng kỳ hạn xác nhận phiên tăng giá tốt đầu tiên kể từ ngày 17/11. Điều quan trọng nhất là vàng đóng cửa gần mức giá cao nhất của phiên là một tín hiệu cho thấy thị trường có động lực mới để tăng giá.

Vào lúc 4:00 chiều giờ EST, hợp đồng vàng kì hạn tháng 2 năm 2022 định ở mức 1784,40$, xác nhận mức tăng 21,70USD mỗi ounce tương đương +1,23%. Vàng từng rớt xuống mức thấp nhất là 1766$ và chạm tới mức cao là 1788$ trong phiên.

Kể từ ngày 17/11, hợp đồng vàng đóng cửa ở mức giá thấp hơn trong 8 ngày liên tục. Sang phiên thứ Tư 1/12, giá vàng có sự cải thiện, tuy nhiên giá đóng cửa thấp hơn nhiều so với mức cao nhất đạt được trong phiên. Trong phiên thứ Năm 2/12, giá vàng từng chạm mức cao 1784,80$ nhưng lại đóng cửa gần như ở mức thấp nhất phiên là 1762,60$. Thị trường chỉ thực sự khởi sắc trong ngày cuối tuần.

Đà tăng tốt của vàng phiên thứ Sáu 3/12 là sự kết hợp của 2 yếu tố chính. Đầu tiên là bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ khá xấu, với chỉ 210.000 việc làm phi nông nghiệp được tạo ra trong tháng 11. Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,2% từ 4,6% cho thấy sự cải thiện tích cực của thị trường lao động. Chúng ta có thể dự đoán rằng số việc làm bị trống, chưa tuyển dụng được vẫn còn khá nhiều trong khi số lượng người chấp nhận làm việc ít hơn.

Điều thứ hai hỗ trợ vàng là lo ngại về dịch bệnh Covid-19 kéo dài liên quan tới biến chủng “omicron”. Theo CNN:

Các quốc gia trên toàn thế giới đang nỗ lực ngăn chặn một đợt dịch mới liên quan tới biến thể Omicron Covid-19. Biến chủng mới này, có khả năng lây truyền cao hơn, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi và sau đó đã được phát hiện ở Úc, Vương quốc Anh, Đức, Israel, Ý, Cộng hòa Séc và Hồng Kông.

Các nhà khoa học đã và đang phải theo dõi và tìm hiểu về biến chủng này. Theo MDLink, biến thể Omicron có nguồn gốc từ Nam Phi chứa một loạt đột biến bất thường. Một số đột biến đã được biết đến và ảnh hưởng đến tốc độ lây truyền Covid-19, với khả năng cho phép virus miễn dịch với các loại vắc-xin hiện tại. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng biến thể omicron có nguy cơ “rất cao” trên toàn cầu. Hiện tại, các dự báo chỉ ra rằng số ca lây nhiễm hàng ngày có thể tăng lên 10.000 ca Covid-19.

Tin tích cực, theo Medical Press, Bác sĩ Karim chia sẻ: “Dựa trên những gì chúng tôi biết, vắc-xin sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng bệnh nhân nhập viện và chuyển biến nặng vì chúng phụ thuộc vào miễn dịch tế bào T và ít phụ thuộc vào kháng thể hơn”. Tuy nhiên, cho đến nay, không có đủ dữ liệu để phân loại mức độ nghiêm trọng của người bệnh nhiễm biến thể này.

Sự nguy hiểm của biến thể Omircon đang trở nên phổ biến tương tự như những gì thế giới đã chứng kiến trong làn sóng biến thể Delta. GDP của Hoa Kỳ trong quý II tăng rất ấn tượng, đạt tới 6%. Sau đó, biến thể Delta xuất hiện và là nguyên nhân khiến cho GDP quý III chỉ khoảng 2%. Sự phục hồi kinh tế ở Hoa Kỳ và toàn cầu phụ thuộc vào GDP tăng mạnh để bù đắp cho áp lực lạm phát phần lớn gây ra bởi tình trạng thiếu lao động và tắc nghẽn chuỗi cung ứng.

Như vậy, liệu rằng Fed có sẵn sàng để thắt chặt chính sách tiền tệ thêm nữa? Sự thực là Cục Dự trữ Liên bang đã đi sau đường cong, quá chậm trong việc hành động và triển khai các phương pháp để chống lại các vấn đề đã tồn tại trong nền kinh tế một thời gian dài. Nói một cách đơn giản, không có lựa chọn nào có lợi cho sự phục hồi kinh tế đồng thời giảm áp lực lạm phát hiện nay.

Nếu Fed tăng lãi suất quá nhanh, tăng trưởng sẽ tiếp tục chậm lại và kéo dài thời gian cần thiết để phục hồi. Nếu Cục Dự trữ Liên bang trở nên ôn hòa hơn, nguy cơ lạm phát sẽ tăng lên mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Fed cần cân bằng giữa việc tăng lãi suất và không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và điều này gần như rất khó thành sự thực.

Bây giờ, chúng ta sẽ xem Cục Dự trữ Liên bang lựa chọn thế nào, chọn hành động nào sao cho những thiết hại là nhỏ nhất.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....