27 C
Hanoi
20/04/2024
Image default
Tin mới nhất Vàng Vàng thế giới

Sau đà tăng chưa từng có, các NHTW trên toàn cầu đồng loạt bán vàng với khối lượng lớn kỷ lục

Theo Financial Times, các ngân hàng trung ương đã đồng loạt bán ròng vàng trong tháng 8, lần đầu tiên trong 1 năm rưỡi trở lại đây. Theo đó, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy nhu cầu đối với kim loại quý này đang chậm lại sau 1 đợt tăng giá kỷ lục.

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố một ước tính hôm 7/10, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã bán ròng 12,3 tấn vàng trong tháng 8 vừa qua. Sự thay đổi này diễn ra ngay khi kim loại quý ghi nhận mức giá cao kỷ lục là trên 2.070 USD/ounce vào đầu tháng 8. Kể từ đó, giá vàng cũng giảm hơn 8%, xuống mức 1.890 USD.

Số liệu mới nhất phản ánh động thái chốt lời của một số nhà mua lớn, trong bối cảnh các quốc gia đang huy động nguồn lực để ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.

Bernard Dahdah – nhà phân tích đến từ Natixis tại Paris, nhận định: “Tất cả các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực về thanh khoản. Hiện tại không phải là lúc để tích trữ vàng, các bệnh viện cần đến số tiền đó hơn.”

Theo số liệu thống kê của chính phủ, Uzbekistan là quốc gia bán vàng với khối lượng lớn nhất, đã bán ra 5,8 tỷ USD trong8 tháng đầu năm nay.

Trong năm nay, việc các ngân hàng trung ương mua vàng là một động thái ít được thực hiện hơn, khi giá vàng vốn bị chi phối bởi nhu cầu tăng mạnh từ các quỹ ETF vàng. Từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư toàn cầu đã rót hơn 60 tỷ USD vào các quỹ ETF vàng. Tuy nhiên, theo ước tính của WGC, các ngân hàng trung ương vẫn mua từ 200 đến 300 tấn vàng, trị giá khoảng 13 tỷ USD.

Lượng bán ròng kỷ lục diễn ra sau 1 vài năm vàng được mua vào ở mức cao, trong đó có năm 2018, khi các ngân hàng trung ương mua 651,5 tấn vàng – lớn nhất kể từ năm 1971. Ở thời điểm đó, các nước bao gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Kazakhstan nỗ lực thay đổi khoản dự trữ, ít phụ thuộc vào đồng USD. Năm ngoái, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua thêm 650 tấn.

Hồi tháng 3, ngân hàng trung ương Nga cho biết họ sẽ ngừng mua vàng bắt đầu từ tháng 4, sau khi đã mua khoảng 40 tỷ USD trong 5 năm qua. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Trung Quốc – PBOC, cũng chưa thông báo lượng mua trong năm 2020.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia tăng lượng nắm giữ vàng trong năm nay, với 194 tấn vàng trị giá khoảng 12,9 tỷ USD tính theo mức giá hiện tại. WGC ước tính vàng hiện chiếm 49% tổng lượng dự trữ của ngân hàng trung ương quốc gia này.

Trong năm nay, mức giá cao hơn đã ảnh hưởng đến nhu cầu đối với vàng, khi các nước có lượng tiêu thụ vàng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ đều cắt giảm. Cả 2 quốc gia này chiếm hơn 1 nửa lượng vàng được mua vào trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhu cầu tại Ấn Độ đã giảm 56% trong nửa đầu năm nay và Trung Quốc là hơn 1 nửa, dù nhu cầu ở Ấn Độ đã tăng trong tháng 8. Theo WGC, nhu cầu tại Trung Quốc chạm mức thấp nhất kể từ năm 2007 trong nửa đầu năm nay là 152,2 tấn.

Tại Ấn Độ, vàng đóng vai trò quan trọng trong các dịp lễ của gia đình, tôn giáo và lễ hội. Theo UBS, quốc gia Nam Á này nắm giữ lượng vàng lớn nhất thế giới với 25.000 tấn thuộc sở hữu của các hộ gia đình và được cất giữ trong các ngôi đền. Ngay cả đối với đầu tư, nhiều người Ấn Độ thường ưa thích việc tích trữ vàng hơn là rót tiền thông qua các quỹ ETF hay các kênh khác.

Trong những tuần gần đây, dòng vốn chảy ra và đồng USD mạnh hơn đã khiến giá vàng cao hơn các loại tiền tệ khác, theo đó kéo mức giá của kim loại quý đi xuống từ mức đỉnh.

Tham khảo Financial Times

Theo Nhịp sống kinh tế

Tin liên quan

Đang tải....